Khai quật 'Bức tranh báu vật' khổng lồ ở Syria, bí mật dần hé lộ

Mới đây, cơ quan phụ trách cổ vật Syria đã thông báo về việc phát hiện một tấm khảm quý hiếm mà các chuyên gia cho rằng có từ thời La Mã cổ đại ở miền trung Syria.

Tổng cục Cổ vật và Bảo tàng, một cơ quan của chính phủ Syria, đã phát hiện ra bức tranh tường dài 20m x 6 m ở Rastan, một thị trấn ở miền trung Syria gần Homs, chiến trường quan trọng của Syria trong cuộc nội chiến.

Tổng cục Cổ vật và Bảo tàng, một cơ quan của chính phủ Syria, đã phát hiện ra bức tranh tường dài 20m x 6 m ở Rastan, một thị trấn ở miền trung Syria gần Homs, chiến trường quan trọng của Syria trong cuộc nội chiến.

" Bức tranh báu vật" này đã được tìm thấy trong một tòa nhà do phiến quân nắm giữ cho đến năm 2018, khi quân chính phủ Syria chiếm lại thị trấn này. Các tàn tích cổ dưới tòa nhà vẫn đang được khai quật.

" Bức tranh báu vật" này đã được tìm thấy trong một tòa nhà do phiến quân nắm giữ cho đến năm 2018, khi quân chính phủ Syria chiếm lại thị trấn này. Các tàn tích cổ dưới tòa nhà vẫn đang được khai quật.

"Chúng tôi không thể xác định đây là tòa nhà gì, có thể là nhà tắm công cộng hay thứ gì khác, vì chúng tôi vẫn chưa hoàn thành việc khai quật", Humam Saad, phó giám đốc khai quật và nghiên cứu khảo cổ của Syria cho biết.

"Chúng tôi không thể xác định đây là tòa nhà gì, có thể là nhà tắm công cộng hay thứ gì khác, vì chúng tôi vẫn chưa hoàn thành việc khai quật", Humam Saad, phó giám đốc khai quật và nghiên cứu khảo cổ của Syria cho biết.

Theo Saad, bức tranh khảm này không phải là lâu đời nhất, nhưng là hoàn chỉnh nhất và hiếm nhất. Bức tranh 1600 năm tuổi này là một phát hiện hiếm hoi, giàu chi tiết và là một công trình khảo cổ học quan trọng nhất của Syria kể từ khi cuộc nội chiến “Mùa xuân Ả Rập” bắt đầu vào năm 2011.

Theo Saad, bức tranh khảm này không phải là lâu đời nhất, nhưng là hoàn chỉnh nhất và hiếm nhất. Bức tranh 1600 năm tuổi này là một phát hiện hiếm hoi, giàu chi tiết và là một công trình khảo cổ học quan trọng nhất của Syria kể từ khi cuộc nội chiến “Mùa xuân Ả Rập” bắt đầu vào năm 2011.

Bức tranh tường có niên đại từ thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, sau khi Đế chế La Mã phương Tây tách ra từ Đế chế Đông La Mã (còn được gọi là Đế chế Byzantine).

Bức tranh tường có niên đại từ thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, sau khi Đế chế La Mã phương Tây tách ra từ Đế chế Đông La Mã (còn được gọi là Đế chế Byzantine).

Các doanh nhân từ Bảo tàng Nabu của Lebanon ban đầu đã mua tòa nhà, sau đó tặng nó cho nhà nước Syria.

Các doanh nhân từ Bảo tàng Nabu của Lebanon ban đầu đã mua tòa nhà, sau đó tặng nó cho nhà nước Syria.

Bức tranh được ghép cẩn thận từ những mảnh đá cổ đại đầy màu sắc, mỗi mảnh chỉ có kích thước 1,2 x 1,2 cm. Nó mô tả "chiến tranh thành Troy", một cuộc chiến huyền thoại xảy ra giữa quân Hy Lạp và quân Troy ở thành Troy cổ đại (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), bên cạnh á thần La Mã Hercules và thần biển Neptune cùng với 40 tình nhân của ông.

Bức tranh được ghép cẩn thận từ những mảnh đá cổ đại đầy màu sắc, mỗi mảnh chỉ có kích thước 1,2 x 1,2 cm. Nó mô tả "chiến tranh thành Troy", một cuộc chiến huyền thoại xảy ra giữa quân Hy Lạp và quân Troy ở thành Troy cổ đại (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), bên cạnh á thần La Mã Hercules và thần biển Neptune cùng với 40 tình nhân của ông.

Bức tranh cũng cho thấy thần Hercules đã giết Hippolyta, nữ hoàng của các chiến binh Amazon, sau khi ông lấy bà là người thứ 9 trong số 12 tỳ thiếp của mình.

Bức tranh cũng cho thấy thần Hercules đã giết Hippolyta, nữ hoàng của các chiến binh Amazon, sau khi ông lấy bà là người thứ 9 trong số 12 tỳ thiếp của mình.

Nhiều hiện vật của Syria đã bị phá hủy và cướp phá trong suốt 11 năm xung đột.

Nhiều hiện vật của Syria đã bị phá hủy và cướp phá trong suốt 11 năm xung đột.

Trong quá trình khai quật, bức tranh khảm này phải đối mặt với một tương lai không mấy sáng sủa. Bởi lẽ, có những nhóm vũ trang đã cố gắng bán bức tranh khảm vào năm 2017 và đã niêm yết nó trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Trong quá trình khai quật, bức tranh khảm này phải đối mặt với một tương lai không mấy sáng sủa. Bởi lẽ, có những nhóm vũ trang đã cố gắng bán bức tranh khảm vào năm 2017 và đã niêm yết nó trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Dù có ý nghĩa lịch sử quan trọng, không có nhiều cuộc khai quật được thực hiện tại Rastan trong thập kỷ qua. Nhiều hiện vật thậm chí đã bị phá hủy do xung đột vũ trang.

Dù có ý nghĩa lịch sử quan trọng, không có nhiều cuộc khai quật được thực hiện tại Rastan trong thập kỷ qua. Nhiều hiện vật thậm chí đã bị phá hủy do xung đột vũ trang.

Một ví dụ vào năm 2017, khi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã chiếm đóng Palmyra, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, và phá hủy một phần nhà hát La Mã cổ đại, nơi nổi tiếng với hàng cột 2.000 năm tuổi cao chót vót và các hiện vật vô giá.

Một ví dụ vào năm 2017, khi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã chiếm đóng Palmyra, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, và phá hủy một phần nhà hát La Mã cổ đại, nơi nổi tiếng với hàng cột 2.000 năm tuổi cao chót vót và các hiện vật vô giá.

Xem thêm video: Bức tranh từ lá sen | Hành trình vẻ đẹp (Nguồn: VTV1).

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khai-quat-buc-tranh-bau-vat-khong-lo-o-syria-bi-mat-dan-he-lo-1784820.html