Khai quật kho báu 20.000 tuổi, giật mình thấy 'phát minh thời hiện đại'

Khi khai quật một di chỉ thời đại đồ đá ở Tây Ban Nha, các chuyên gia phát hiện kho báu 20.000 tuổi. Trong số này, nhóm nghiên cứu đặc biệt chú ý đến một hiện vật cứ ngỡ là phát minh của người hiện đại.

Các chuyên gia đã tiến hành cuộc khai quật tại di chỉ hang El Buxu ở Công quốc Asturias thuộc Tây Ban Nha. Theo đó, họ tìm thấy kho báu 20.000 tuổi. Đó là những hiện vật quý giá được con người tạo ra từ thời Đồ đồng.

Các chuyên gia đã tiến hành cuộc khai quật tại di chỉ hang El Buxu ở Công quốc Asturias thuộc Tây Ban Nha. Theo đó, họ tìm thấy kho báu 20.000 tuổi. Đó là những hiện vật quý giá được con người tạo ra từ thời Đồ đồng.

Hàng loạt công cụ được làm từ thạch anh, đá lửa và những hình vẽ mô tả các loài động vật như ngựa, hươu... được tìm thấy trong di chỉ hang El Buxu.

Hàng loạt công cụ được làm từ thạch anh, đá lửa và những hình vẽ mô tả các loài động vật như ngựa, hươu... được tìm thấy trong di chỉ hang El Buxu.

Căn cứ vào những phát hiện trên, giới nghiên cứu suy đoán hang động này có thể mà nơi ở của con người thời Đồ đá cũ mỗi khi vào mùa săn bắn.

Căn cứ vào những phát hiện trên, giới nghiên cứu suy đoán hang động này có thể mà nơi ở của con người thời Đồ đá cũ mỗi khi vào mùa săn bắn.

Khi nghiên cứu về kho báu được phát hiện tại di chỉ này, các chuyên gia vô cùng bất ngờ trước sự xuất hiện của keo dán - phát minh của người hiện đại.

Khi nghiên cứu về kho báu được phát hiện tại di chỉ này, các chuyên gia vô cùng bất ngờ trước sự xuất hiện của keo dán - phát minh của người hiện đại.

Cụ thể, các chuyên gia tìm thấy bằng chứng trên những mũi giáo cho thấy người dân sống vào thời Đồ đồng ở địa điểm ngày nay là lãnh thổ Tây Ban Nha đã sử dụng keo dán để gắn chặt các mũi giáo đá vào đầu gậy trước khi gia cố chúng bằng một số vật liệu khác.

Cụ thể, các chuyên gia tìm thấy bằng chứng trên những mũi giáo cho thấy người dân sống vào thời Đồ đồng ở địa điểm ngày nay là lãnh thổ Tây Ban Nha đã sử dụng keo dán để gắn chặt các mũi giáo đá vào đầu gậy trước khi gia cố chúng bằng một số vật liệu khác.

Giáo sư Francisco Javier Munoz thuộc Đại học Quốc gia về Giáo dục từ xa Tây Ban Nha (UNED) là người đứng đầu nhóm nghiên cứu. Ông cho hay nhóm chuyên gia đã dùng kính hiển vi hồng ngoại để kiểm tra những mũi giáo có niên đại 20.000 tuổi trên.

Giáo sư Francisco Javier Munoz thuộc Đại học Quốc gia về Giáo dục từ xa Tây Ban Nha (UNED) là người đứng đầu nhóm nghiên cứu. Ông cho hay nhóm chuyên gia đã dùng kính hiển vi hồng ngoại để kiểm tra những mũi giáo có niên đại 20.000 tuổi trên.

Nhờ vậy, họ phát hiện những thợ săn sống vào khoảng 20.000 năm trước đã dùng hỗn hợp nhựa thông và sáp ong để tạo ra một loại keo dán làm chất kết dính trên các mũi giáo.

Nhờ vậy, họ phát hiện những thợ săn sống vào khoảng 20.000 năm trước đã dùng hỗn hợp nhựa thông và sáp ong để tạo ra một loại keo dán làm chất kết dính trên các mũi giáo.

"Nhựa thông là một loại keo rất bền nhưng sẽ trở nên giòn khi gặp va đập. Đó là lý do vì sao người xưa trộn nhựa thông với sáp ong để tạo ra một chất kết dính có độ đàn hồi, bền chắc hơn", giáo sư Munoz cho hay.

"Nhựa thông là một loại keo rất bền nhưng sẽ trở nên giòn khi gặp va đập. Đó là lý do vì sao người xưa trộn nhựa thông với sáp ong để tạo ra một chất kết dính có độ đàn hồi, bền chắc hơn", giáo sư Munoz cho hay.

Mời độc giả xem video: Đổ xô “truy tìm” kho báu Đức quốc xã sau khi bản đồ được công bố. Nguồn: Kienthuc.net.vn

Tâm Anh (theo Heritagedaily)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khai-quat-kho-bau-20000-tuoi-giat-minh-thay-phat-minh-thoi-hien-dai-1844824.html