Khám phá cảnh sắc tuyệt đẹp của 'Hạ Long thứ hai' ở Việt Nam

Ninh Bình hiện có 1821 di tích được kiểm kê, trong đó, 395 di tích đã được xếp hạng, gồm một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có ba di tích quốc gia đặc biệt), 314 di tích cấp tỉnh.

Ninh Bình thừa hưởng những di sản của vùng kinh đô cổ hơn nghìn năm lịch sử cũng như cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng. Dưới đây là một vài gợi ý về những địa điểm mà du khách có thể khám phá tại địa danh này.

Tràng An: Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, sông nước, hang động và các công trình văn hóa tâm linh, (giá vé vào cổng là 250.000 đồng cho người lớn và 100.000 đồng cho trẻ em dưới 1,4m. Nếu muốn có hướng dẫn viên, du khách phải trả thêm 300.000 đồng một tour).

Tràng An có ba tuyến du lịch bằng thuyền để khám phá các hang động và các di tích lịch sử. Tuyến một gồm 9 hang động và các đền thờ như: Đền Trình, Đền Trần, Phủ Khống. Tuyến hai gồm 4 hang động và Đền Cao Sơn, Hành cung Vũ Lâm, Đền Trần suối Tiên. Tuyến ba gồm 3 hang động và các đền thờ như: Đền Trình, Đền Trần suối Tiên, Hành cung Vũ Lâm. Mỗi tour kéo dài khoảng 2 - 3 tiếng.

Ngoài ra, du khách còn có thể ghé thăm Tam Cốc - Bích Động, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những dãy núi đá vôi cao vút, những cánh đồng lúa vàng óng và những hang động kỳ thú như Hang Cả, Hang Hai, Hang Ba. Du khách có thể ngồi thuyền xuôi Dòng Ngô Đồng để ngắm nhìn phong cảnh hoặc đi bộ lên Chùa Bích Động để chiêm bái và ngắm cảnh từ trên cao, (phí tham quan Tam Cốc - Bích Động là 120.000 đồng/người và phí đi thuyền là 150.000 đồng/chuyến).

Một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Tràng An là Hang Múa, nơi du khách có thể leo lên hơn 500 bậc đá để tận hưởng toàn cảnh Ninh Bình từ trên cao. Hang Múa cách Tràng An khoảng 15 phút lái xe và có giá vé vào cổng là 100.000 đồng/ người lớn. Du khách nên mang theo nước uống và mặc quần áo thoải mái khi leo lên Hang Múa.

Đền vua Đinh và Đền vua Lê được xây dựng để tưởng nhớ hai vị vua có công lớn trong lịch sử dân tộc: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Hai ngôi đền nằm trong khuôn viên rộng, bao quanh là những ngọn núi đá vôi uốn lượn. Trong đền có trưng bày các hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị vua, cũng như các bức tượng bằng gỗ và đồng (vé vào cửa mỗi người là 20.000 đồng). Đây là một trong bốn vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An được UNESCO công nhận.

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa Phật giáo lớn nhất Việt Nam, có diện tích hơn 500 ha. Chùa được chia thành hai khu: Cổ Tự và Tân Tự. Cổ Tự là một ngôi chùa cổ có từ thời Lý - Trần, được xây dựng trên một ngọn núi cao. Tân Tự là một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003, gồm nhiều công trình kiến trúc hoành tráng như Chùa Pháp Chủ, Điện Tam Thế, tháp chuông... Chùa Bái Đính còn nổi tiếng với nhiều kỷ lục như có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, có chuông đồng lớn nhất Việt Nam, có hành lang La Hán dài nhất thế giới... Du khách có thể đi bộ hoặc đi xe điện để tham quan chùa (giá vé xe điện là 30.000 đồng/ người/ lượt).

Là địa phương ken dày các giá trị lịch sử - văn hóa, trong đó, có hệ thống các di tích, Ninh Bình hiện có 1.821 di tích được kiểm kê, trong đó, 395 di tích đã được xếp hạng, gồm một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có ba di tích quốc gia đặc biệt), 314 di tích cấp tỉnh.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững, với các mục tiêu, định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến 2045 xác định chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược của tỉnh, trong đó chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa và truyền thống tốt đẹp của Cố đô Hoa Lư, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, chất lượng cao, mang thương hiệu du lịch Ninh Bình, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất, con người Cố đô Hoa Lư, đưa Ninh Bình trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp, xứng đáng là trung tâm du lịch của cả nước và khu vực.

Ninh Bình là một địa danh du lịch nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Ảnh: PL

Ninh Bình là một địa danh du lịch nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Ảnh: PL

Nhiều người ví Ninh Bình như một "Vịnh Hạ Long trên cạn" hay một "Hạ Long thứ hai" của Việt Nam vì những ngọn núi đá vôi cao vút xen kẽ những dòng sông uốn lượn. Ảnh: PL

Nhiều người ví Ninh Bình như một "Vịnh Hạ Long trên cạn" hay một "Hạ Long thứ hai" của Việt Nam vì những ngọn núi đá vôi cao vút xen kẽ những dòng sông uốn lượn. Ảnh: PL

Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và tôn giáo quý giá như Hoa Lư - Cố đô của hai triều đại Đinh - Lê, Chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, Nhà thờ Phát Diệm - kiệt tác kiến trúc tôn giáo độc đáo và nhiều địa danh khác. Ảnh: PL

Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và tôn giáo quý giá như Hoa Lư - Cố đô của hai triều đại Đinh - Lê, Chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, Nhà thờ Phát Diệm - kiệt tác kiến trúc tôn giáo độc đáo và nhiều địa danh khác. Ảnh: PL

Ninh Bình có khí hậu ôn hòa, thích hợp để du lịch quanh năm. Ảnh: PL

Ninh Bình có khí hậu ôn hòa, thích hợp để du lịch quanh năm. Ảnh: PL

Thời gian tốt nhất để khám phá Ninh Bình là vào mùa Xuân (từ tháng 1 đến tháng 3) khi không khí trong lành, mát mẻ và có nhiều lễ hội diễn ra hoặc vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8) khi du khách có thể chiêm ngưỡng những ruộng lúa vàng óng và những đầm sen tươi thắm. Ảnh: PL

Thời gian tốt nhất để khám phá Ninh Bình là vào mùa Xuân (từ tháng 1 đến tháng 3) khi không khí trong lành, mát mẻ và có nhiều lễ hội diễn ra hoặc vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8) khi du khách có thể chiêm ngưỡng những ruộng lúa vàng óng và những đầm sen tươi thắm. Ảnh: PL

Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Đỉnh Mây Bạc thuộc Rừng Cúc Phương với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Ảnh: PL

Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Đỉnh Mây Bạc thuộc Rừng Cúc Phương với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Ảnh: PL

Địa danh có nhiều hồ nước tự nhiên như Hồ Đồng Chương, Hồ Yên Quang, Hồ Yên Thắng, Hồ Mùa Thu, Hồ Đá Lải, Hồ Đồng Thái... Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Ảnh: PL

Địa danh có nhiều hồ nước tự nhiên như Hồ Đồng Chương, Hồ Yên Quang, Hồ Yên Thắng, Hồ Mùa Thu, Hồ Đá Lải, Hồ Đồng Thái... Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Ảnh: PL

Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm Rừng Cúc Phương, Rừng môi trường Vân Long, Rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và Rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Ảnh: PL

Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm Rừng Cúc Phương, Rừng môi trường Vân Long, Rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và Rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Ảnh: PL

Khu rừng đặc dụng Hoa Lư - Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ảnh: PL

Khu rừng đặc dụng Hoa Lư - Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ảnh: PL

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững, với các mục tiêu, định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Ảnh: PL

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững, với các mục tiêu, định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Ảnh: PL

Để tăng thêm tính hấp dẫn cho du khách đến tham quan các khu, điểm du lịch, huyện Hoa Lư tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, mở lớp hát Chèo, hát Văn, thành lập câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ phục vụ tại khu, điểm du lịch, trong dịp lễ hội. Đây được xem là một trong những hoạt động quan trọng được duy trì thường xuyên nhằm tăng thêm "gia vị" để tăng tính hấp dẫn đối với sản phẩm du lịch truyền thống của Hoa Lư. Ảnh: PL

Để tăng thêm tính hấp dẫn cho du khách đến tham quan các khu, điểm du lịch, huyện Hoa Lư tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, mở lớp hát Chèo, hát Văn, thành lập câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ phục vụ tại khu, điểm du lịch, trong dịp lễ hội. Đây được xem là một trong những hoạt động quan trọng được duy trì thường xuyên nhằm tăng thêm "gia vị" để tăng tính hấp dẫn đối với sản phẩm du lịch truyền thống của Hoa Lư. Ảnh: PL

Ninh Bình là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm một góc Việt Nam thanh bình, xinh đẹp và giàu truyền thống. Ảnh: PL

Ninh Bình là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm một góc Việt Nam thanh bình, xinh đẹp và giàu truyền thống. Ảnh: PL

Những dấu tích, di tích tại Hoa Lư đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ xa xưa để lại. Ảnh: PL

Những dấu tích, di tích tại Hoa Lư đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ xa xưa để lại. Ảnh: PL

Ngành Du lịch Ninh Bình hướng tới đẩy mạnh công tác bảo tồn, trùng tu di tích đúng quy định của pháp luật hiện hành sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch có chiều sâu và bền vững. Ảnh: PL

Ngành Du lịch Ninh Bình hướng tới đẩy mạnh công tác bảo tồn, trùng tu di tích đúng quy định của pháp luật hiện hành sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch có chiều sâu và bền vững. Ảnh: PL

Nguồn: Tổng hợp

Dũng Minh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/kham-pha-canh-sac-tuyet-dep-cua-ha-long-thu-hai-o-viet-nam-179230430125055054.htm