Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển bền vững của Đắk Nông trong việc bảo tồn di sản địa chất và gắn kết với các mục tiêu phát triển bền vững.
Sự kiện này cũng mở ra cơ hội để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn di sản, thúc đẩy du lịch bền vững và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông.
Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông có diện tích hơn 4.700km2, nằm trải dài trên địa bàn 6 huyện, thị xã gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và TP Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông
Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, các miệng núi lửa, thác nước…, trong đó có 7 điểm di sản địa chất tầm quốc tế
Nhiều hệ thống núi lửa tại Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông
Điểm khai quật dấu tích người tiền sử trong hệ thống hang động núi lửa
Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất đỏ trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nơi lưu trữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học cùng với nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử
Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông nằm ởvùng đất có bề dày lịch sử văn hóa với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như: Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Ót N’drong, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, Rừng đặc dụng, cụm thác Đ’ray Sáp,Trinh Nữ, Gia Long và Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk)… Đây chính là yếu tố làm tăng thêm giá trị cho công viên này
MAI CƯỜNG