Khám phá cuộc sống của người Hà Nội xưa qua Ngôi nhà di sản

Di sản cấp Quốc gia Nhà cổ Mã Mây (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội còn giữ được cấu trúc nguyên vẹn.

 Nhà cổ Mã Mây (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ XIX với tổng diện tích 157.6 m2, chiều dài là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng mặt hậu 6m. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Nhà cổ Mã Mây (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ XIX với tổng diện tích 157.6 m2, chiều dài là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng mặt hậu 6m. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999; như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999; như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Đây là một trong những ngôi nhà cổ mang đậm lối kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa được xây dựng không gian sống theo dạng hình ống và sáng tạo thêm nhiều các lớp nhà. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Đây là một trong những ngôi nhà cổ mang đậm lối kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa được xây dựng không gian sống theo dạng hình ống và sáng tạo thêm nhiều các lớp nhà. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Khoảng sân với nhiều ánh sáng được bày trí thêm các chậu cây tạo cảnh quan môi trường gần gũi với thiên nhiên. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Khoảng sân với nhiều ánh sáng được bày trí thêm các chậu cây tạo cảnh quan môi trường gần gũi với thiên nhiên. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Gian nhà hậu với kho hàng và căn bếp cùng những dụng cụ nấu ăn truyền thống. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Gian nhà hậu với kho hàng và căn bếp cùng những dụng cụ nấu ăn truyền thống. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Khu vực bể nước. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Khu vực bể nước. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Chiếc cầu thang bằng gỗ dẫn lên tầng hai, nơi tiếp khách và thờ cúng. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Chiếc cầu thang bằng gỗ dẫn lên tầng hai, nơi tiếp khách và thờ cúng. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trên bàn thờ là các đồ tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trên bàn thờ là các đồ tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Không gian tiếp theo của tầng 2 là khu vực gia chủ ngồi chơi uống trà ngâm thơ. Đây cũng là nơi ông bà dạy con cháu học. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Không gian tiếp theo của tầng 2 là khu vực gia chủ ngồi chơi uống trà ngâm thơ. Đây cũng là nơi ông bà dạy con cháu học. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

 Trong nhà còn lưu giữ nhiều cổ vật của gia chủ cũng như những vật dụng sinh hoạt thời xưa. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

Trong nhà còn lưu giữ nhiều cổ vật của gia chủ cũng như những vật dụng sinh hoạt thời xưa. (Ảnh: Q.C/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-cuoc-song-cua-nguoi-ha-noi-xua-qua-ngoi-nha-di-san-post986889.vnp