Khám phá đấu trường sinh tử giữa voi và hổ duy nhất trên đất Cố đô

Hổ Quyền là đấu trường duy nhất ở Việt Nam từng tổ chức các cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ, mang đậm dấu ấn đặc biệt của triều Nguyễn. Di tích hiện là địa điểm thu hút nhiều du khách tham quan, khám phá.

Hổ Quyền là đấu trường độc đáo dành cho voi đấu với hổ dưới thời Nguyễn, nằm ở phía Tây Nam Kinh thành Huế, trên đồi Long Thọ thuộc phường Thủy Biều, quận Thuận Hóa, TP Huế.

Hổ Quyền là đấu trường độc đáo dành cho voi đấu với hổ dưới thời Nguyễn, nằm ở phía Tây Nam Kinh thành Huế, trên đồi Long Thọ thuộc phường Thủy Biều, quận Thuận Hóa, TP Huế.

Theo tài liệu lịch sử, ngay từ thời chúa Nguyễn, các cuộc đấu giữa voi và hổ được tổ chức như một trò tiêu khiển dành cho những người đứng đầu Đàng Trong. Các cuộc đấu lúc ấy thường được tổ chức ở cồn Dã Viên, trên dòng sông Hương.

Theo tài liệu lịch sử, ngay từ thời chúa Nguyễn, các cuộc đấu giữa voi và hổ được tổ chức như một trò tiêu khiển dành cho những người đứng đầu Đàng Trong. Các cuộc đấu lúc ấy thường được tổ chức ở cồn Dã Viên, trên dòng sông Hương.

Dưới thời vua Gia Long và đầu thời vua Minh Mạng, các cuộc đấu giữa voi và hổ thường được tổ chức ở dải đất trước mặt Kinh thành, sát bờ sông. Về sau, do thấy quá nguy hiểm đối với người xem, nên năm 1830, vua Minh Mạng cho xây Hổ Quyền tại vị trí ngày nay.

Dưới thời vua Gia Long và đầu thời vua Minh Mạng, các cuộc đấu giữa voi và hổ thường được tổ chức ở dải đất trước mặt Kinh thành, sát bờ sông. Về sau, do thấy quá nguy hiểm đối với người xem, nên năm 1830, vua Minh Mạng cho xây Hổ Quyền tại vị trí ngày nay.

Hổ Quyền là một đấu trường hình tháp cụt, đường kính đáy 44 m. Vòng tường được xây bằng đá và gạch vồ, chu vi bên ngoài là 140 m. Thân tường xây làm hai lớp, lớp ngoài và lớp trong đều dày 0,5 m, ở giữa nén một lớp đất dày. Chiều dày tổng cộng của thân tường là 5 m phía dưới và 4 m phía trên.

Hổ Quyền là một đấu trường hình tháp cụt, đường kính đáy 44 m. Vòng tường được xây bằng đá và gạch vồ, chu vi bên ngoài là 140 m. Thân tường xây làm hai lớp, lớp ngoài và lớp trong đều dày 0,5 m, ở giữa nén một lớp đất dày. Chiều dày tổng cộng của thân tường là 5 m phía dưới và 4 m phía trên.

Mặt tường có bố trí khán đài và lối đi dành cho khán giả. Khán đài ở phía Bắc được xây cao và trang trọng, có hệ thống bậc cấp dẫn lên từ bên ngoài dành cho vua.

Mặt tường có bố trí khán đài và lối đi dành cho khán giả. Khán đài ở phía Bắc được xây cao và trang trọng, có hệ thống bậc cấp dẫn lên từ bên ngoài dành cho vua.

Ngay bên dưới khán đài chính là cửa để voi vào đấu trường, cửa rộng 1,9 m, cao 4 m, có hai cánh cửa gỗ rất kiên cố bảo vệ. Ở phía đối diện là 5 chuồng nhốt hổ, có cửa đóng mở bằng hệ thống dây kéo từ phía trên.

Ngay bên dưới khán đài chính là cửa để voi vào đấu trường, cửa rộng 1,9 m, cao 4 m, có hai cánh cửa gỗ rất kiên cố bảo vệ. Ở phía đối diện là 5 chuồng nhốt hổ, có cửa đóng mở bằng hệ thống dây kéo từ phía trên.

Hổ Quyền được coi là công trình có kiến trúc độc đáo của Việt Nam và thế giới, điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá nét huyền bí của Huế...

Hổ Quyền được coi là công trình có kiến trúc độc đáo của Việt Nam và thế giới, điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá nét huyền bí của Huế...

Sau thời gian bị xuống cấp, mới đây, di tích Hổ Quyền được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan của của người dân, du khách, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

Sau thời gian bị xuống cấp, mới đây, di tích Hổ Quyền được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan của của người dân, du khách, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

Hổ Quyền là đấu trường duy nhất ở Việt Nam từng tổ chức các cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ, mang đậm dấu ấn đặc biệt của triều Nguyễn.

Hổ Quyền là đấu trường duy nhất ở Việt Nam từng tổ chức các cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ, mang đậm dấu ấn đặc biệt của triều Nguyễn.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, di tích Hổ Quyền đã hoàn tất công tác trùng tu và được quy hoạch hạ tầng, không gian... để hướng tới một điểm du lịch đặc sắc, duy nhất.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, di tích Hổ Quyền đã hoàn tất công tác trùng tu và được quy hoạch hạ tầng, không gian... để hướng tới một điểm du lịch đặc sắc, duy nhất.

Từ năm 1993, di tích này cùng với hệ thống di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Từ năm 1993, di tích này cùng với hệ thống di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Video: Khám phá đấu trường sinh tử giữa voi và hổ duy nhất trên đất Cố đô.

Theo tài liệu lịch sử, dưới thời Nguyễn, các cuộc đấu giữa voi và hổ tại Hổ Quyền dường như được tổ chức hàng năm. Bởi vậy, một số địa phương phải có nhiệm vụ bắt hổ còn sống để đưa về phục vụ cho các cuộc đấu này. Trong các cuộc đấu, voi luôn luôn phải chiến thắng vì chúng đại diện cho sức mạnh, quyền lực của nhà vua. Hổ luôn luôn bị thất bại, bị giết chết vì được xem là đại diện của thế lực chống đối, của cái ác, cái xấu...

Do gắn liền với ý nghĩa này, nên các cuộc đấu giữa voi và hổ tại Hổ Quyền không đơn thuần chỉ là một trò tiêu khiển dành cho các vua nhà Nguyễn, mà còn là dịp để họ thị uy quyền lực, sức mạnh của mình. Cuộc đấu cuối cùng giữa voi và hổ được tổ chức tại Hổ Quyền vào năm 1904. Từ đó trở về sau, Hổ Quyền không còn được sử dụng đúng chức năng vốn có...

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/kham-pha-dau-truong-sinh-tu-giua-voi-va-ho-duy-nhat-tren-dat-co-do-169250427104412328.htm