Khám phá đền thờ nằm ở vị trí đặc biệt nhất Hà Nội

Ngôi đền này là nơi thờ hai vị Tổng đốc đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp trong hai đợt tấn công năm 1873 và 1882.

Cửa Bắc thành Hà Nội được xây dựng năm 1805, là cổng duy nhất còn lại của thành Hà Nội xưa. Không phải ai cũng biết rằng trên cánh cổng này có một ngôi đền tọa lạc.

Cửa Bắc thành Hà Nội được xây dựng năm 1805, là cổng duy nhất còn lại của thành Hà Nội xưa. Không phải ai cũng biết rằng trên cánh cổng này có một ngôi đền tọa lạc.

Ngôi đền được dựng vào những năm 2000 trên cơ sở tham khảo kiến trúc của Cửa Bắc xưa. Về tổng quan, công trình có tường bao bằng gạch - bê tông, bên trong là bộ khung gỗ xây theo lối chồng diêm 8 mái, trổ cửa ra bốn hướng.

Ngôi đền được dựng vào những năm 2000 trên cơ sở tham khảo kiến trúc của Cửa Bắc xưa. Về tổng quan, công trình có tường bao bằng gạch - bê tông, bên trong là bộ khung gỗ xây theo lối chồng diêm 8 mái, trổ cửa ra bốn hướng.

Các cấu trúc gỗ của đền được những người thợ mộc kỳ cựu thực hiện nghiêm cẩn theo phương thức xây dựng đền, chùa truyền thống của người Việt.

Các cấu trúc gỗ của đền được những người thợ mộc kỳ cựu thực hiện nghiêm cẩn theo phương thức xây dựng đền, chùa truyền thống của người Việt.

Ban thờ của đền là nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội: Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Cả hai ngài đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp trong hai lần đánh thành Hà Nội năm 1873 và 1882.

Ban thờ của đền là nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội: Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Cả hai ngài đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp trong hai lần đánh thành Hà Nội năm 1873 và 1882.

Nhiều đồ thờ tự của đền làm bằng đồng, được chế tác tinh xảo, nổi bật là hai thanh gươm tượng trưng cho khí phách của hai vị quan Tổng đốc.

Nhiều đồ thờ tự của đền làm bằng đồng, được chế tác tinh xảo, nổi bật là hai thanh gươm tượng trưng cho khí phách của hai vị quan Tổng đốc.

Hai bên đền thờ có giá chuông và giá trống.

Hai bên đền thờ có giá chuông và giá trống.

Mái đền lợp ngói ta với các đầu đao cong vút.

Mái đền lợp ngói ta với các đầu đao cong vút.

Mặt trước đền hướng ra khoảng sân rộng, xung quanh tràn ngập màu xanh của cây cối.

Mặt trước đền hướng ra khoảng sân rộng, xung quanh tràn ngập màu xanh của cây cối.

Ngược dòng thời gian, đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20/11/1873, Francis Garnier chỉ huy quân Pháp đánh úp thành Hà Nội. Đích thân Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đứng trên tháp canh để đốc thúc binh sĩ chống trả dù đã bị bắn trọng thương. Ông bị quân Pháp bắt sau khi thành thất thủ.

Ngược dòng thời gian, đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20/11/1873, Francis Garnier chỉ huy quân Pháp đánh úp thành Hà Nội. Đích thân Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đứng trên tháp canh để đốc thúc binh sĩ chống trả dù đã bị bắn trọng thương. Ông bị quân Pháp bắt sau khi thành thất thủ.

Người Pháp ngỏ ý muốn cứu chữa nhưng Nguyễn Tri Phương khẳng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa". Sau đó, ông tuyệt thực và mất vào ngày 20/12/1873.

Người Pháp ngỏ ý muốn cứu chữa nhưng Nguyễn Tri Phương khẳng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa". Sau đó, ông tuyệt thực và mất vào ngày 20/12/1873.

9 năm sau, vào sáng ngày 25/4/1882, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine của Pháp từ bờ sông Hồng đồng loạt nã đại bác, bắt đầu trận đánh vào thành Hà Nội lần thứ hai.

9 năm sau, vào sáng ngày 25/4/1882, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine của Pháp từ bờ sông Hồng đồng loạt nã đại bác, bắt đầu trận đánh vào thành Hà Nội lần thứ hai.

Quân triều đình số lượng áp đảo nhưng trang bị thiếu thốn nên không thể ngăn được quân Pháp. Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng chống cự nhưng vô vọng trước hỏa lực của đối phương. Khi địch chiếm thành, ngài Tổng đốc không chấp nhận bị bắt mà treo cổ tự vẫn.

Quân triều đình số lượng áp đảo nhưng trang bị thiếu thốn nên không thể ngăn được quân Pháp. Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng chống cự nhưng vô vọng trước hỏa lực của đối phương. Khi địch chiếm thành, ngài Tổng đốc không chấp nhận bị bắt mà treo cổ tự vẫn.

Chiếm được thành Hà Nội, quân Pháp đồn trú tại đây. Đến năm 1893 – 1894, chúng phá dỡ hết các tường thành. Về cơ bản thành Hà Nội đã bị xóa sổ, chỉ còn Cửa Bắc được giữ lại như chứng tích về các trận đánh năm xưa...

Chiếm được thành Hà Nội, quân Pháp đồn trú tại đây. Đến năm 1893 – 1894, chúng phá dỡ hết các tường thành. Về cơ bản thành Hà Nội đã bị xóa sổ, chỉ còn Cửa Bắc được giữ lại như chứng tích về các trận đánh năm xưa...

Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-den-tho-nam-o-vi-tri-dac-biet-nhat-ha-noi-1443452.html