Khám phá giếng cổ nghìn năm không bao giờ cạn giữa vùng đất chỉ có gió lào, cát trắng

Ngoài công năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, hệ thống giếng cổ Gio An còn là một di tích có giá trị khảo cổ, văn hóa và nghệ thuật độc đáo do người Chăm xưa sáng tạo nên và được người Việt tiếp thu và giữ gìn cho đến ngày nay.

Người dân xã Gio An, huyện Gio Linh (Quảng Trị) không khỏi tự hào khi nhắc về “báu vật” của quê hương là hệ thống giếng cổ ước tính tuổi đời hàng ngàn năm.

Người dân xã Gio An, huyện Gio Linh (Quảng Trị) không khỏi tự hào khi nhắc về “báu vật” của quê hương là hệ thống giếng cổ ước tính tuổi đời hàng ngàn năm.

Đến nay vẫn chưa có một tư liệu nào có thể chứng minh cụ thể thời điểm hình thành của hệ thống giếng cổ Gio An. Theo các nhà khoa học ước tính, hệ thống giếng cổ này được người Chăm Pa xây dựng hơn 1.500 năm trước.

Đến nay vẫn chưa có một tư liệu nào có thể chứng minh cụ thể thời điểm hình thành của hệ thống giếng cổ Gio An. Theo các nhà khoa học ước tính, hệ thống giếng cổ này được người Chăm Pa xây dựng hơn 1.500 năm trước.

Hệ thống giếng cổ Gio An được xây dựng ven các quả đồi trong hệ đồi bazan, theo phương thức xếp, kè đá, dùng để cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp.

Hệ thống giếng cổ Gio An được xây dựng ven các quả đồi trong hệ đồi bazan, theo phương thức xếp, kè đá, dùng để cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp.

Từ thời xa xưa người Chăm Pa đã tìm ra và biết cách khai thác mạch nước ngầm vô cùng quý hiếm, đặc biệt là ở một nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nắng lửa gió Lào như Quảng Trị.

Từ thời xa xưa người Chăm Pa đã tìm ra và biết cách khai thác mạch nước ngầm vô cùng quý hiếm, đặc biệt là ở một nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nắng lửa gió Lào như Quảng Trị.

Không chỉ là những công trình cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, Hệ thống Giếng cổ Gio An còn là một di tích có giá trị khảo cổ, văn hóa và nghệ thuật độc đáo do người Chăm xưa sáng tạo nên và được người Việt tiếp thu và giữ gìn cho đến ngày nay. Hệ thống giếng cổ đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 2001 với 14 giếng tiêu biểu.

Không chỉ là những công trình cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, Hệ thống Giếng cổ Gio An còn là một di tích có giá trị khảo cổ, văn hóa và nghệ thuật độc đáo do người Chăm xưa sáng tạo nên và được người Việt tiếp thu và giữ gìn cho đến ngày nay. Hệ thống giếng cổ đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 2001 với 14 giếng tiêu biểu.

Hệ thống giếng cổ tại xã Gio An có 14 giếng tiêu biểu gồm: giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào (thôn An Nha), giếng Gái 1, Gái 2, giếng Nậy (thôn An Hướng), giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai (thôn Hảo Sơn), giếng Máng (thôn Long Sơn), giếng Pheo (thôn Tân Văn).

Hệ thống giếng cổ tại xã Gio An có 14 giếng tiêu biểu gồm: giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào (thôn An Nha), giếng Gái 1, Gái 2, giếng Nậy (thôn An Hướng), giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai (thôn Hảo Sơn), giếng Máng (thôn Long Sơn), giếng Pheo (thôn Tân Văn).

Trong hệ thống giếng cổ tại xã Gio An, cơ bản giếng có ba loại. Thứ nhất, loại có cấu trúc với nhiều thành phần liên hoàn tạo thành hệ thống với các bể lắng, máng dẫn, bể hứng, các mương bên cạnh những hồ chứa, đập nước cùng tham gia vào quá trình lưu thông dòng chảy, đó là các giếng: Ðào, Trạng, Máng, Gai. Loại thứ hai có cấu trúc đơn giản, gồm một, hai thành phần với bể lắng và mương dẫn như giếng Ông (dành cho đàn ông tắm), giếng Bà (chỉ có phụ nữ tắm). Loại thứ ba như một giếng khơi được xây dựng ở ngay chân đồi, nơi có mạch nước ngầm, rồi thả những bi giếng được chế tác bằng đá chồng lên nhau tạo thành vách nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc tự dâng, tự chảy.

Trong hệ thống giếng cổ tại xã Gio An, cơ bản giếng có ba loại. Thứ nhất, loại có cấu trúc với nhiều thành phần liên hoàn tạo thành hệ thống với các bể lắng, máng dẫn, bể hứng, các mương bên cạnh những hồ chứa, đập nước cùng tham gia vào quá trình lưu thông dòng chảy, đó là các giếng: Ðào, Trạng, Máng, Gai. Loại thứ hai có cấu trúc đơn giản, gồm một, hai thành phần với bể lắng và mương dẫn như giếng Ông (dành cho đàn ông tắm), giếng Bà (chỉ có phụ nữ tắm). Loại thứ ba như một giếng khơi được xây dựng ở ngay chân đồi, nơi có mạch nước ngầm, rồi thả những bi giếng được chế tác bằng đá chồng lên nhau tạo thành vách nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc tự dâng, tự chảy.

Các bậc cao niên cho biết, nước ở các giếng cổ Gio An chẳng những sạch, mát cũng chưa bao giờ thấy cạn.

Các bậc cao niên cho biết, nước ở các giếng cổ Gio An chẳng những sạch, mát cũng chưa bao giờ thấy cạn.

Với nguồn nước dồi dào, ngoài việc sử dụng trong sinh hoạt thường ngày như nấu ăn, tắm gội, nước tại giếng cổ Gio An còn phục vụ cho 70ha lúa và 12ha rau xà lách xoong - một loại rau đặc sắc tại địa phương.

Với nguồn nước dồi dào, ngoài việc sử dụng trong sinh hoạt thường ngày như nấu ăn, tắm gội, nước tại giếng cổ Gio An còn phục vụ cho 70ha lúa và 12ha rau xà lách xoong - một loại rau đặc sắc tại địa phương.

Trong những năm qua, bằng các nguồn kinh phí, huyện Gio Linh đã đầu tư tu sửa, tôn tạo giếng nhiều giếng trong hệ thống nhằm phục vụ sinh hoạt của người dân và khai thác du lịch cộng đồng.

Trong những năm qua, bằng các nguồn kinh phí, huyện Gio Linh đã đầu tư tu sửa, tôn tạo giếng nhiều giếng trong hệ thống nhằm phục vụ sinh hoạt của người dân và khai thác du lịch cộng đồng.

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/kham-pha-gieng-co-nghin-nam-khong-bao-gio-can-giua-vung-dat-chi-co-gio-lao-cat-trang-16923021512584246.htm