Khám phá hai ngôi nhà 'di tích quốc gia đặc biệt' tại Huế

Từ lâu, hai ngôi nhà tại số 112 (số mới 158) Mai Thúc Loan - Huế và tại làng Dương Nỗ (Phú Dương, huyện Phú Vang, TT-Huế) là những địa chỉ hết sức đặc biệt, đó là nơi gắn bó thời thơ ấu của Bác Hồ và gia đình của Người. Hai công trình này vừa trở thành di tích quốc gia đặc biệt.

Lối vào Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan - Huế, công trình vừa trở thành di tích quốc gia đặc biệt.

Lối vào Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan - Huế, công trình vừa trở thành di tích quốc gia đặc biệt.

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 11, năm 2020) đối với 7 di tích. Một trong 7 di tích đặc biệt là Di tích lịch sử Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Huế và huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế.

Nhà 112 Mai Thúc Loan - Huế từ lâu đã là một địa chỉ đặc biệt. Ảnh: Ngọc Văn

Nhà 112 Mai Thúc Loan - Huế từ lâu đã là một địa chỉ đặc biệt. Ảnh: Ngọc Văn

Trước khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích đặc biệt, ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan – Huế đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 02/02/1993.

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế, với mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa “thượng song, hạ đố”; nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp tranh. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh.

Theo Cổng Thông tin Điện tử TT-Huế, đây là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ I từ 1895 - 1901.

Nhà 112 Mai Thúc Loan - Huế là nơi từng gắn bó với thời thơ ấu của Bác Hồ. Ảnh: Ngọc Văn

Nhà 112 Mai Thúc Loan - Huế là nơi từng gắn bó với thời thơ ấu của Bác Hồ. Ảnh: Ngọc Văn

Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895 vào Huế thi Hội nhưng không đỗ.

Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Tuy nhiên học bổng của trường rất ít, không đủ để ông sinh sống tại đất kinh đô, vì vậy, ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành, và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế nhờ người quen giới thiệu ông đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).

 Đây là ngôi nhà ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế. Ảnh: Ngọc Văn

Đây là ngôi nhà ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế. Ảnh: Ngọc Văn

Ngôi nhà đã lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc; sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, chứng khiến sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Đặc biệt, ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33 vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 10/2/1901).

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nỗ (Phú Dương, Phú Vang, TT-Huế). Ảnh: nguồn Internet.

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nỗ (Phú Dương, Phú Vang, TT-Huế). Ảnh: nguồn Internet.

Còn nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế, là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh theo cha về đây dạy học.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ là một ngôi nhà tranh ba gian hai chái, vách ghép ván. Đồ đạc trong nhà đơn sơ giản dị, ở giữa kê bộ phản gỗ gõ để ông Sắc ngồi dạy học, hai bộ phản khác kê hai bên để cho học trò ngồi học, ở góc trong, gian bên trái có kê giường gỗ, dát tre, là nơi Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung thường nằm, góc trong gian bên phải kê một chiếc rương để đựng đồ đạc.

Ngôi nhà tại Dương Nỗ là nhà tranh ba gian hai chái, vách ghép ván. Ảnh: nguồn Internet.

Ngôi nhà tại Dương Nỗ là nhà tranh ba gian hai chái, vách ghép ván. Ảnh: nguồn Internet.

Hai chái hai đầu là nơi sinh hoạt và cất trữ thực phẩm của ba cha con. Nối với nhà chính là ngôi nhà ngang ba gian, mái lợp tranh, vách trát đất được sử dụng làm bếp sinh hoạt của gia đình.

Ngôi nhà tại Dương Nỗ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 296/VH-QĐ ngày 26/3/1990.

Những hình ảnh về di tích "quốc gia đặc biệt" Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Huế và huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế:

Ngôi nhà tại 112 Mai Thúc Loan - Huế mang đậm phong cách kiến trúc xứ Huế. Ảnh: Ngọc Văn

Ngôi nhà tại 112 Mai Thúc Loan - Huế mang đậm phong cách kiến trúc xứ Huế. Ảnh: Ngọc Văn

Nhà 112 Mai Thúc Loan được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 02/02/1993. Ảnh: Ngọc Văn

Nhà 112 Mai Thúc Loan được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 02/02/1993. Ảnh: Ngọc Văn

Bên trong ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan. Ảnh: Ngọc Văn

Bên trong ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan. Ảnh: Ngọc Văn

Những hiện vật giản dị bên trong ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan - Huế. Ảnh: Ngọc Văn

Những hiện vật giản dị bên trong ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan - Huế. Ảnh: Ngọc Văn

 Một góc ngôi nhà giản dị, đơn sơ gắn với thuở thiếu thời của Bác Hồ tại làng Dương Nỗ, Phú Vang, TT-Huế. Ảnh: Nguồn internet.

Một góc ngôi nhà giản dị, đơn sơ gắn với thuở thiếu thời của Bác Hồ tại làng Dương Nỗ, Phú Vang, TT-Huế. Ảnh: Nguồn internet.

Những hiện vật quá đỗi mộc mạc, đơn sơ, giản dị tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ. Ảnh: Nguồn Internet.

Những hiện vật quá đỗi mộc mạc, đơn sơ, giản dị tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ. Ảnh: Nguồn Internet.

Ngọc Văn

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/kham-pha-hai-ngoi-nha-di-tich-quoc-gia-dac-biet-tai-hue-1776565.tpo