Khám phá huyền thoại địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi, TP.HCM - công trình quân sự kỳ bí và hùng tráng, minh chứng tinh thần bất khuất của nhân dân trong kháng chiến, đang được đề cử Di sản Thế giới.

Theo tư liệu của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hệ thống địa đạo Củ Chi tại TP.HCM được hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, khoảng năm 1948. Những đoạn địa đạo đầu tiên được đào tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Từ đó, tên gọi “địa đạo Củ Chi” bắt đầu được biết đến.

Theo tư liệu của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hệ thống địa đạo Củ Chi tại TP.HCM được hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, khoảng năm 1948. Những đoạn địa đạo đầu tiên được đào tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Từ đó, tên gọi “địa đạo Củ Chi” bắt đầu được biết đến.

Ban đầu, các địa đạo chỉ là những đoạn hầm ngắn, có cấu trúc đơn giản, chủ yếu phục vụ việc giấu tài liệu và trú ẩn cho cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Tuy nhiên, bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hệ thống này được gia cố, mở rộng và phát triển vượt bậc.

Ban đầu, các địa đạo chỉ là những đoạn hầm ngắn, có cấu trúc đơn giản, chủ yếu phục vụ việc giấu tài liệu và trú ẩn cho cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Tuy nhiên, bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hệ thống này được gia cố, mở rộng và phát triển vượt bậc.

Từ năm 1961 đến 1965, chiến tranh du kích tại Củ Chi phát triển mạnh mẽ, gây cho quân địch những thiệt hại nặng nề, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sáu xã phía Bắc huyện Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo “xương sống”, làm cơ sở để phát triển thêm các nhánh địa đạo thông nhau, tạo thành một hệ thống liên hoàn vững chắc.

Từ năm 1961 đến 1965, chiến tranh du kích tại Củ Chi phát triển mạnh mẽ, gây cho quân địch những thiệt hại nặng nề, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sáu xã phía Bắc huyện Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo “xương sống”, làm cơ sở để phát triển thêm các nhánh địa đạo thông nhau, tạo thành một hệ thống liên hoàn vững chắc.

Năm 1961, khi Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định chọn Củ Chi làm căn cứ hoạt động, hệ thống địa đạo tại đây bắt đầu phát huy hiệu quả tối đa, đặc biệt là từ năm 1966 - thời điểm quân Mỹ chính thức tham chiến tại miền Nam.

Năm 1961, khi Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định chọn Củ Chi làm căn cứ hoạt động, hệ thống địa đạo tại đây bắt đầu phát huy hiệu quả tối đa, đặc biệt là từ năm 1966 - thời điểm quân Mỹ chính thức tham chiến tại miền Nam.

Đến tháng 1/1967, quân và dân Củ Chi đã xây dựng nên một mạng lưới địa đạo dày đặc, dài hơn 250 km xuyên lòng đất, kết hợp với khoảng 500 km chiến hào và công sự trên mặt đất, tạo thành thế trận “thiên la địa võng” khiến quân địch phải kinh hoàng.

Đến tháng 1/1967, quân và dân Củ Chi đã xây dựng nên một mạng lưới địa đạo dày đặc, dài hơn 250 km xuyên lòng đất, kết hợp với khoảng 500 km chiến hào và công sự trên mặt đất, tạo thành thế trận “thiên la địa võng” khiến quân địch phải kinh hoàng.

Phong trào đào địa đạo lan rộng mạnh mẽ, trở thành biểu tượng cho tinh thần quật cường, ý chí sắt đá của quân và dân Củ Chi. Chỉ với những công cụ thô sơ như lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất bằng tre, họ đã tạo nên một công trình quân sự đồ sộ, với hàng trăm km hầm ngầm nối liền các xã ấp như một “ngôi làng ngầm” kỳ diệu trong lòng đất.

Phong trào đào địa đạo lan rộng mạnh mẽ, trở thành biểu tượng cho tinh thần quật cường, ý chí sắt đá của quân và dân Củ Chi. Chỉ với những công cụ thô sơ như lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất bằng tre, họ đã tạo nên một công trình quân sự đồ sộ, với hàng trăm km hầm ngầm nối liền các xã ấp như một “ngôi làng ngầm” kỳ diệu trong lòng đất.

Hiện nay, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi gồm ba khu vực chính: Địa đạo Bến Dược - căn cứ của Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A); căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B); và Địa đạo Bến Đình - căn cứ Huyện ủy Củ Chi.

Hiện nay, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi gồm ba khu vực chính: Địa đạo Bến Dược - căn cứ của Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A); căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B); và Địa đạo Bến Đình - căn cứ Huyện ủy Củ Chi.

Về cấu trúc, hệ thống địa đạo chủ yếu là đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh nhỏ, liên kết hoặc độc lập tùy theo địa hình.

Về cấu trúc, hệ thống địa đạo chủ yếu là đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh nhỏ, liên kết hoặc độc lập tùy theo địa hình.

Nhiều nhánh địa đạo dẫn ra sông Sài Gòn, tạo lối thoát hiểm sang căn cứ Bến Cát (Bình Dương) khi cần thiết.

Nhiều nhánh địa đạo dẫn ra sông Sài Gòn, tạo lối thoát hiểm sang căn cứ Bến Cát (Bình Dương) khi cần thiết.

Hệ thống địa đạo được thiết kế kiên cố, có khả năng chịu được sức công phá của pháo binh và trọng lực từ xe tăng, xe bọc thép. Một số đoạn hầm còn có cấu trúc 2-3 tầng, tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”, có nắp hầm bí mật để di chuyển giữa các tầng.

Hệ thống địa đạo được thiết kế kiên cố, có khả năng chịu được sức công phá của pháo binh và trọng lực từ xe tăng, xe bọc thép. Một số đoạn hầm còn có cấu trúc 2-3 tầng, tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”, có nắp hầm bí mật để di chuyển giữa các tầng.

Tại các vị trí trọng yếu, người dân đã bố trí nút chặn, bẫy, hầm chông, hố đinh, mìn và bệ phóng lựu đạn để ngăn địch và chống lại vũ khí hóa học. Dọc theo các đường hầm là những lỗ thông hơi khéo léo ngụy trang, nhiều cửa hầm được thiết kế thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa linh hoạt.

Tại các vị trí trọng yếu, người dân đã bố trí nút chặn, bẫy, hầm chông, hố đinh, mìn và bệ phóng lựu đạn để ngăn địch và chống lại vũ khí hóa học. Dọc theo các đường hầm là những lỗ thông hơi khéo léo ngụy trang, nhiều cửa hầm được thiết kế thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa linh hoạt.

Trong lòng địa đạo còn có các không gian sinh hoạt như hầm nghỉ ngơi có thể mắc võng, hầm dự trữ lương thực và vũ khí, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, hầm làm việc, hầm y tế chữa trị thương binh.

Trong lòng địa đạo còn có các không gian sinh hoạt như hầm nghỉ ngơi có thể mắc võng, hầm dự trữ lương thực và vũ khí, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, hầm làm việc, hầm y tế chữa trị thương binh.

Nơi đây còn có hầm trú ẩn chữ A dành cho phụ nữ, người già, trẻ em.

Nơi đây còn có hầm trú ẩn chữ A dành cho phụ nữ, người già, trẻ em.

Một số hầm lớn còn được ngụy trang để tổ chức hội họp, sinh hoạt văn nghệ…

Một số hầm lớn còn được ngụy trang để tổ chức hội họp, sinh hoạt văn nghệ…

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2015. Năm 2022, TP.HCM đã hoàn thành giai đoạn 1 trong quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới. Giai đoạn 2 của quá trình này đang được triển khai, với thời gian dự kiến từ 4 đến 5 năm.

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2015. Năm 2022, TP.HCM đã hoàn thành giai đoạn 1 trong quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới. Giai đoạn 2 của quá trình này đang được triển khai, với thời gian dự kiến từ 4 đến 5 năm.

 Dự kiến đến năm 2027, UBND TP.HCM sẽ hoàn tất hồ sơ, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị UNESCO xem xét đưa khu di tích này vào danh mục Di sản Thế giới.

Dự kiến đến năm 2027, UBND TP.HCM sẽ hoàn tất hồ sơ, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị UNESCO xem xét đưa khu di tích này vào danh mục Di sản Thế giới.

Địa đạo Củ Chi từng là nơi hoạt động, chỉ đạo cách mạng của nhiều đồng chí lãnh đạo Khu ủy và Quân khu Sài Gòn - Gia Định, trong đó có những người sau này giữ trọng trách tại Trung ương như các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Mai Chí Thọ…

Địa đạo Củ Chi từng là nơi hoạt động, chỉ đạo cách mạng của nhiều đồng chí lãnh đạo Khu ủy và Quân khu Sài Gòn - Gia Định, trong đó có những người sau này giữ trọng trách tại Trung ương như các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Mai Chí Thọ…

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/kham-pha-huyen-thoai-dia-dao-cu-chi-ar937352.html