Khám phá ngôi chùa nghìn năm tuổi ở vùng đất Kinh Bắc

Tọa lạc trên núi Lạn Kha (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh), chùa Phật Tích được biết đến là một ngôi cổ tự gần nghìn năm tuổi. Nét đặc trưng ở đây là lối kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý. Đặc biệt, trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, chùa được xây dựng trong giai đoạn thế kỉ VII - X. Khi xưa, những nhà Phật giáo đầu tiên từ Ấn Độ xa xôi đã lựa chọn chùa làm nơi nghỉ chân khi sang nước ta để truyền đạo. Đến năm 1057, chùa được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng và trong suốt nhiều niên đại của triều Lý - Trần, chùa Phật Tích đều được coi là Quốc tự - Trung tâm Văn hóa Phật Giáo của Đại Việt.

Ngôi chùa nằm trên núi Lạn Kha (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh).

Ngôi chùa nằm trên núi Lạn Kha (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh).

Không chỉ là trung tâm Phật giáo Quốc gia thời bấy giờ, chùa Phật Tích còn được các triều đại sử dụng vào các công việc xã hội ngoài phạm vi tôn giáo một cách hiệu quả như thư viện Lạn Kha, tổ chức thi Tiến sĩ,... Vào thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đến chiếm chùa và phá hủy gần như hoàn toàn nội, ngoại thất và rất nhiều di vật.

Đến năm 1959, chùa được Nhà nước cho xây dựng lại theo những nền móng và những di vật còn sót lại của chùa. Tuy các di vật còn lại không nhiều nhưng đều là những bảo vật mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và mỹ thuật vô giá.

Ngôi chùa cổ kính gần 1.000 năm tuổi là xuất phát của nhiều câu truyện cổ tích, huyền thoại về mối tình giữa nàng tiên Giáng Hương với viên quan Tri huyện Từ Thức, truyền thuyết về Vương Chất mải mê xem hai tiên ông đánh cờ đến nỗi để mục cả cán rìu,…

Với lịch sử ngàn năm tuổi cùng những huyền thoại, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam

Với lịch sử ngàn năm tuổi cùng những huyền thoại, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam

Khu thờ chính gồm 7 gian tiền đường dùng để đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A Di Đà và các vị Tam Thế Phật, 8 gian thờ Tổ và 7 gian thờ Thánh Mẫu.

Bên phải là miếu thờ để ghi nhận công lao trùng tu và phục dựng chùa của bà Trần Thị Ngọc Am - đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này.

Khu thờ mang đậm nét kiến trúc Phật Giáo của thời nhà Lý với thiết kế “nội công ngoại quốc”, mái chùa cong chạm khắc hình mây, hình chạm khắc nổi bật là rồng và hoa sen.

Lý do tên chùa được đổi từ Vạn Phúc sang Phật Tích như ngày nay là do sự phát hiện của bảo vật này sau một lần tháp trong chùa bị đổ.

Bức tượng Phật A Di Đà được làm bằng đá xanh nguyên khối cao 2,7m nay được thờ tại Thượng điện của chùa. Bức tượng được điêu khắc từ thời nhà Lý và là bức tượng Phật có niên đại lâu nhất được xác định tại Việt Nam.

Về mặt mỹ thuật, tượng Phật A Di Đà tại chùa Phật Tích được coi là bức tượng Phật mẫu mực, là kiệt tác mỹ thuật của Việt Nam và được sao y lại thành 2 phiên bản đặt ở 2 viện bảo tàng Lịch Sử và Mỹ Thuật Việt Nam.

Bức tượng Phật bằng đá xanh linh thiêng trong chùa

Bức tượng Phật bằng đá xanh linh thiêng trong chùa

Hàng tượng linh thú ngàn năm tuổi được bố trí án ngữ tại sân chùa, trước tòa Tam Bảo. Mười linh thú, bao gồm 5 đôi: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử. Mỗi linh thú lại được khắc họa vô cùng sinh động với tư thế, biểu cảm độc đáo khác nhau. Các linh thú này đều gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Đến năm 2017, bộ tượng 10 linh thú tại chùa Phật Tích được công nhận là Bảo vật Quốc Gia.

Vườn Tháp của chùa Phật Tích có hơn 32 ngọn tháp, là nơi cất giữ xá lị của các vị sư trụ trì và nhục thân của Thiền sư Chuyết Chuyết.

Hầu hết các ngọn tháp đều có tên và niên đại an tháp. Trong đó, ngọn tháp lớn nhất là tháp Phổ Quang.

Tháp Phổ Quang là công trình nhằm tưởng nhớ sự hiện diện của tòa tháp cổ cao hơn 40m được vua Lý xây dựng trước kia. Tháp cao hơn 5m, có 14 tầng nhỏ dần lên trên, trên đỉnh tháp treo Đại Hồng Chung - một quả chuông lớn để đánh vào những dịp đặc biệt.

Khu vực thờ Thập bát La hán

Khu vực thờ Thập bát La hán

Không chỉ lưu giữ những di sản vật thể quý giá, chùa Phật Tích còn là nơi gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, trong đó nổi tiếng nhất là lễ hội Khán hoa mẫu đơn hay lễ hội Phật Tích được tổ chức vào 4 - 5 tháng Giêng.

Hàng năm, có hàng vạn du khách thập phương đến chùa Phật Tích vào ngày lễ này để dâng hương tại những nơi thờ tự, tham gia Pháp hội đại bi cầu Quốc thái dân an.

Đến với lễ hội Phật tích, du khách không chỉ được trải nghiệm tín ngưỡng mà còn được tham gia các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian đặc sắc.

Chùa Phật Tích Bắc Ninh hiện nay còn có 5 gian thờ Phật, đức A Di Đà, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ Thánh Mẫu.

Chùa Phật Tích Bắc Ninh hiện nay còn có 5 gian thờ Phật, đức A Di Đà, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ Thánh Mẫu.

Những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc cho thấy Phật Tích không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa, nơi du nhập nhiều luồng tư tưởng, tôn giáo ở các vùng, các nước trong khu vực, hòa nhập với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa bản địa làm phong phú và đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ.

Với những giá trị nổi bật nêu trên, chùa Phật Tích đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Đi lễ chùa Phật Tích

Đi lễ chùa Phật Tích

Tượng 10 linh thú bằng đá được tạo thành từng cặp đăng đối chầu trước cửa Tam bảo của chùa, gồm: sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa. Bộ tượng 10 linh thú này đã được công nhận là bảo vật Quốc gia. Đây đều là những hiện vật gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối.

Tượng 10 linh thú bằng đá được tạo thành từng cặp đăng đối chầu trước cửa Tam bảo của chùa, gồm: sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa. Bộ tượng 10 linh thú này đã được công nhận là bảo vật Quốc gia. Đây đều là những hiện vật gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối.

Nền móng còn sót lại của chùa

Nền móng còn sót lại của chùa

Khu thờ chính của chùa Phật Tích

Khu thờ chính của chùa Phật Tích

Đường lên đại Phật tượng

Đường lên đại Phật tượng

Đại Phật tượng - bức tượng Phật cao 27m được đặt trên đỉnh núi Lạn Kha được lấy nguyên mẫu theo tượng Phật A Di Đà được thờ trong chùa. Bức tượng đạt kỉ lục là bức tượng cao nhất Đông Nam Á. Từ xa, du khách cũng đã có thể thấy được tượng Phật tôn nghiêm và tòa Bảo Tháp trên nền núi non hùng vĩ, tạo nên một khung cảnh linh thiêng.

Đại Phật tượng - bức tượng Phật cao 27m được đặt trên đỉnh núi Lạn Kha được lấy nguyên mẫu theo tượng Phật A Di Đà được thờ trong chùa. Bức tượng đạt kỉ lục là bức tượng cao nhất Đông Nam Á. Từ xa, du khách cũng đã có thể thấy được tượng Phật tôn nghiêm và tòa Bảo Tháp trên nền núi non hùng vĩ, tạo nên một khung cảnh linh thiêng.

Tượng được đánh giá là một trong những bức tượng đá lớn bậc nhất Đông Nam Á với nhiều đường nét chạm khắc rất công phu và tinh xảo.

Tượng được đánh giá là một trong những bức tượng đá lớn bậc nhất Đông Nam Á với nhiều đường nét chạm khắc rất công phu và tinh xảo.

Lễ hội Chùa Phật Tích được đông đảo du khách thập phương ghé thăm hàng năm

Lễ hội Chùa Phật Tích được đông đảo du khách thập phương ghé thăm hàng năm

Tháp Phổ Quang tại của Phật Tích quan sát từ xa

Tháp Phổ Quang tại của Phật Tích quan sát từ xa

Tháp Phổ Quang tại của Phật Tích

Tháp Phổ Quang tại của Phật Tích

Mai Đỉnh

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/xa-hoi/doi-song/kham-pha-ngoi-chua-nghin-nam-tuoi-o-vung-dat-kinh-bac-502200.html