Khám phá ngôi chùa Phật Tích ngàn năm tuổi ở Bắc Ninh

Chùa Phật Tích nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) được biết đến là một ngôi chùa cổ tự gần nghìn năm tuổi với những kiến trúc độc đáo cổ xưa đặc sắc, hình thành từ thời Lý.

Chùa Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta thời Lý, Trần mà còn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa, nơi du nhập các luồng tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở các vùng, các nước trong khu vực hòa nhập với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa bản địa, làm phong phú và đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ.

Chùa Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta thời Lý, Trần mà còn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa, nơi du nhập các luồng tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở các vùng, các nước trong khu vực hòa nhập với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa bản địa, làm phong phú và đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ.

Lối dẫn lên gian chính là những bậc đá cổ, mang lại không gian cổ kính của ngôi chùa. Qua các sử liệu và các chứng tích văn hóa vật thể còn tồn tại đến tận ngày nay đã khẳng định, chùa Phật Tích xưa kia từng là một đại danh lam thắng cảnh đẹp, hài hòa, vừa thơ mộng linh thiêng. Núi Phật Tích như một hạt châu ngời sáng với bao huyền tích kỳ thú cùng với những dấu vết vật chất rất đỗi tự hào.

Lối dẫn lên gian chính là những bậc đá cổ, mang lại không gian cổ kính của ngôi chùa. Qua các sử liệu và các chứng tích văn hóa vật thể còn tồn tại đến tận ngày nay đã khẳng định, chùa Phật Tích xưa kia từng là một đại danh lam thắng cảnh đẹp, hài hòa, vừa thơ mộng linh thiêng. Núi Phật Tích như một hạt châu ngời sáng với bao huyền tích kỳ thú cùng với những dấu vết vật chất rất đỗi tự hào.

Hiện, chùa có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu.

Hiện, chùa có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu.

Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A DI Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2m77 thể hiện Đức Phật Adi đà ngồi tọa thiền trên tòa sen theo lối Kiết Già toàn phần, dáng ngồi thanh thản tự tại. Khuôn mặt tượng Phật A DI Đà mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hóa với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo.

Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A DI Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2m77 thể hiện Đức Phật Adi đà ngồi tọa thiền trên tòa sen theo lối Kiết Già toàn phần, dáng ngồi thanh thản tự tại. Khuôn mặt tượng Phật A DI Đà mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hóa với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo.

Pho tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích là kiệt tác điêu khắc thời Lý và đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Pho tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích là kiệt tác điêu khắc thời Lý và đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một Bảo vật quốc gia khác, đó là bộ tượng 10 linh thú có từ thời Lý. 10 bức tượng này gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một Bảo vật quốc gia khác, đó là bộ tượng 10 linh thú có từ thời Lý. 10 bức tượng này gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Theo văn bia "Vạn Phúc đại thiền tự bi" dựng năm 1686 nói về việc xây chùa Phật Tích thì linh thú này được tạc cùng thời điểm xây dựng chùa. Những con thú này đều có kích thước rất lớn cao gần 2m, tất cả đều được nghệ sĩ cho leo lên bệ sen hình hộp nằm thoải mái. Thú và bệ liền một khổ đá, hợp thành một khối đồ sộ và trang trọng. Các khối cơ thể được diễn tả căng, khỏe, đặt trong không gian với tư thế nằm thủ phục trên bệ tượng tạo cảm giác nghỉ ngơi, thư thái. Mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật.

Theo văn bia "Vạn Phúc đại thiền tự bi" dựng năm 1686 nói về việc xây chùa Phật Tích thì linh thú này được tạc cùng thời điểm xây dựng chùa. Những con thú này đều có kích thước rất lớn cao gần 2m, tất cả đều được nghệ sĩ cho leo lên bệ sen hình hộp nằm thoải mái. Thú và bệ liền một khổ đá, hợp thành một khối đồ sộ và trang trọng. Các khối cơ thể được diễn tả căng, khỏe, đặt trong không gian với tư thế nằm thủ phục trên bệ tượng tạo cảm giác nghỉ ngơi, thư thái. Mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật.

Vào năm 1952, thực dân Pháp chiếm đóng chùa Phật Tích đã phá hủy hoàn toàn kiến trúc ngôi chùa khiến 10 linh thú cũng bị ảnh hưởng. Tượng voi trong trạng thái quỳ phục trên đài sen bên phải Tam Bảo bị mất ngà và vòi.

Vào năm 1952, thực dân Pháp chiếm đóng chùa Phật Tích đã phá hủy hoàn toàn kiến trúc ngôi chùa khiến 10 linh thú cũng bị ảnh hưởng. Tượng voi trong trạng thái quỳ phục trên đài sen bên phải Tam Bảo bị mất ngà và vòi.

Khung cảnh tại chùa Phật Tích đang gìn giữ nét văn hóa cổ xưa vô cùng đặc sắc. Đến thời điểm hiện tại là một trong 14 điểm du lịch nổi bật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Khung cảnh tại chùa Phật Tích đang gìn giữ nét văn hóa cổ xưa vô cùng đặc sắc. Đến thời điểm hiện tại là một trong 14 điểm du lịch nổi bật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Dãy cột gỗ Lim trong chùa hàng nghìn năm tuổi mang lại nét cổ kính.

Dãy cột gỗ Lim trong chùa hàng nghìn năm tuổi mang lại nét cổ kính.

Khu vực thờ Thập bát La hán.

Khu vực thờ Thập bát La hán.

Hiện nay, chùa Phật Tích được nhà nước đầu tư cùng với kinh phí do nhân dân đóng góp tiến hành trùng tu gồm các tòa: Tam bảo, hậu đường, nhà khách, nhà tổ, nhà mẫu đặc biệt là phục dựng pho tượng Phật A Di Đà mới cao 27m, tính luôn bệ là 30m đặt trên đỉnh núi Phật Tích.

Hiện nay, chùa Phật Tích được nhà nước đầu tư cùng với kinh phí do nhân dân đóng góp tiến hành trùng tu gồm các tòa: Tam bảo, hậu đường, nhà khách, nhà tổ, nhà mẫu đặc biệt là phục dựng pho tượng Phật A Di Đà mới cao 27m, tính luôn bệ là 30m đặt trên đỉnh núi Phật Tích.

Tượng Phật A Di Đà mới nặng 3.000 tấn, dựa trên nguyên mẫu tượng A DI Đà - bảo vật quốc gia được làm bằng đá từ thời nhà Lý được tôn thờ tại Chánh điện.

Tượng Phật A Di Đà mới nặng 3.000 tấn, dựa trên nguyên mẫu tượng A DI Đà - bảo vật quốc gia được làm bằng đá từ thời nhà Lý được tôn thờ tại Chánh điện.

Khi hoàn thiện vào năm 2010, tượng Phật A Di Đà mới đạt kỷ lục là "pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á"./.

Khi hoàn thiện vào năm 2010, tượng Phật A Di Đà mới đạt kỷ lục là "pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á"./.

Tiến Dũng - Văn Giang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/kham-pha-ngoi-chua-phat-tich-ngan-nam-tuoi-o-bac-ninh-post997206.vov