Khám phá ngôi nhà sàn 9 gian của người Tày ở Cao Bằng

Tính đến nay đã là 6 thế hệ sống trong ngôi nhà sàn 9 gian hơn 100 tuổi, gia đình ông Nông Hải Dương ở thôn Tục Ngã, xã Đức Xuân, huyện Thạch An, Cao Bằng vẫn luôn bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa trong đời sống của đồng bào Tày trong chính tổ ấm của cả đại gia đình.

Ngôi nhà sàn có tới 9 gian của gia đình ông Nông Hải Dương (thôn Tục Ngã, huyện Thạch An, Cao Bằng) rất dễ nhận biết dù khu vực này san sát những ngôi nhà sàn của bà con người Tày trong xóm.

Ngôi nhà sàn có tới 9 gian của gia đình ông Nông Hải Dương (thôn Tục Ngã, huyện Thạch An, Cao Bằng) rất dễ nhận biết dù khu vực này san sát những ngôi nhà sàn của bà con người Tày trong xóm.

Với diện tích lên tới 400 m2, nhìn từ trên cao ngôi nhà có kích thước lớn gấp 4 lần các ngôi nhà sàn khác trong xóm.

Với diện tích lên tới 400 m2, nhìn từ trên cao ngôi nhà có kích thước lớn gấp 4 lần các ngôi nhà sàn khác trong xóm.

Phần mái ngôi nhà lợp ngói âm dương (ngói máng), vách bưng gỗ. Nhà có tầng dưới là khoảng trống để nông cụ sản xuất, chăn nuôi gia cầm như bao ngôi nhà sàn của đồng bào vùng cao khác.

Phần mái ngôi nhà lợp ngói âm dương (ngói máng), vách bưng gỗ. Nhà có tầng dưới là khoảng trống để nông cụ sản xuất, chăn nuôi gia cầm như bao ngôi nhà sàn của đồng bào vùng cao khác.

Chủ nhà, ông Nông Hải Dương cho biết, ông lớn lên trong ngôi nhà này và đến nay, bếp lửa của ngôi nhà đã sưởi ấm cho 6 thế hệ.

Chủ nhà, ông Nông Hải Dương cho biết, ông lớn lên trong ngôi nhà này và đến nay, bếp lửa của ngôi nhà đã sưởi ấm cho 6 thế hệ.

Ngôi nhà sàn được xây từ những năm 1899-1903. Ban đầu làm ngôi nhà sàn lớn và kiên cố vừa để để tránh thú dữ, bảo đảm an toàn cho gia đình, vừa làm kho thóc.

Ngôi nhà sàn được xây từ những năm 1899-1903. Ban đầu làm ngôi nhà sàn lớn và kiên cố vừa để để tránh thú dữ, bảo đảm an toàn cho gia đình, vừa làm kho thóc.

Tại thời điểm đó, ngôi nhà có chiều rộng 8,5 m, chiều dài 23 m. Toàn bộ phần khung làm bằng gỗ, bên trong chia làm ba gian.

Tại thời điểm đó, ngôi nhà có chiều rộng 8,5 m, chiều dài 23 m. Toàn bộ phần khung làm bằng gỗ, bên trong chia làm ba gian.

Đến năm 1934, ngôi nhà được gia cố và xây dựng thêm 6 gian liền kề, trở thành kiến trúc độc đáo 9 gian như hiện nay. Với diện tích 400m2, khung nhà gồm trên 100 cột gỗ, trong đó, có 40 cột chính cao 9m.

Đến năm 1934, ngôi nhà được gia cố và xây dựng thêm 6 gian liền kề, trở thành kiến trúc độc đáo 9 gian như hiện nay. Với diện tích 400m2, khung nhà gồm trên 100 cột gỗ, trong đó, có 40 cột chính cao 9m.

Hệ thống cột gỗ được nối khớp qua lỗ mộng với vì kèo, xà ngang. Giữa các gian không có vách ngăn tạo không gian linh hoạt đáp ứng yêu cầu mỗi thời điểm. Nhìn chung, sàn trên vẫn là nơi sinh hoạt của gia đình, bên dưới để các nông cụ sản xuất, chăn nuôi gia cầm.

Hệ thống cột gỗ được nối khớp qua lỗ mộng với vì kèo, xà ngang. Giữa các gian không có vách ngăn tạo không gian linh hoạt đáp ứng yêu cầu mỗi thời điểm. Nhìn chung, sàn trên vẫn là nơi sinh hoạt của gia đình, bên dưới để các nông cụ sản xuất, chăn nuôi gia cầm.

Trong ngôi nhà 9 gian rộng lớn có ban thờ tổ tiên đặt trang trọng ngay gian giữa. Giữa các gian không có vách ngăn tạo không gian sinh hoạt rộng lớn trong nhà, phần bếp đặt ở gian sau. Phía trên có gác xép nhỏ để thóc, ngô, đỗ, lạc…

Trong ngôi nhà 9 gian rộng lớn có ban thờ tổ tiên đặt trang trọng ngay gian giữa. Giữa các gian không có vách ngăn tạo không gian sinh hoạt rộng lớn trong nhà, phần bếp đặt ở gian sau. Phía trên có gác xép nhỏ để thóc, ngô, đỗ, lạc…

Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi nhà sàn 9 gian ở Tục Ngã dù đã hơn 100 năm tuổi vẫn vững chãi qua nhiều thế hệ, lưu giữ lại nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày mà hiếm nơi nào có được.

Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi nhà sàn 9 gian ở Tục Ngã dù đã hơn 100 năm tuổi vẫn vững chãi qua nhiều thế hệ, lưu giữ lại nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày mà hiếm nơi nào có được.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống vật chất của nhân dân ngày một nâng cao. Những ngôi nhà cao tầng dần thay thế những ngôi nhà sàn cổ. Càng có nhiều những ngôi nhà bê tông mọc lên thì ngôi nhà sàn càng trở nên quý giá bởi giá trị văn hóa độc đáo.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống vật chất của nhân dân ngày một nâng cao. Những ngôi nhà cao tầng dần thay thế những ngôi nhà sàn cổ. Càng có nhiều những ngôi nhà bê tông mọc lên thì ngôi nhà sàn càng trở nên quý giá bởi giá trị văn hóa độc đáo.

Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã dành kinh phí để trùng tu, nâng cấp ngôi nhà sàn 9 gian độc đáo này. Ngày 29/5, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Thạch An khai trương “Điểm du lịch nhà sàn cổ 9 gian” ở xóm Tục Ngã. Đây cũng là điểm đến đầu tiên trên hành trình khám phá miền non nước Cao Bằng dành cho du khách.

Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã dành kinh phí để trùng tu, nâng cấp ngôi nhà sàn 9 gian độc đáo này. Ngày 29/5, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Thạch An khai trương “Điểm du lịch nhà sàn cổ 9 gian” ở xóm Tục Ngã. Đây cũng là điểm đến đầu tiên trên hành trình khám phá miền non nước Cao Bằng dành cho du khách.

Tuấn Anh/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/multimedia/anh/kham-pha-ngoi-nha-san-9-gian-cua-nguoi-tay-o-cao-bang-post1099675.vov