Khám phá rừng dừa nước trăm tuổi trên dòng Kinh Giang

Thời chiến, rừng dừa nước trên dòng Kinh Giang là căn cứ địa cách mạng nổi tiếng; còn ngày nay, rừng dừa trăm tuổi này trở thành địa chỉ thu hút khách du lịch.

Xuôi dòng Kinh Giang (thường gọi là sông Kinh) về phía biển, du khách sẽ được ngắm rừng dừa nước bạt ngàn giữa làn nước xanh thăm thẳm, mênh mang đầy gió thuộc xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Xuôi dòng Kinh Giang (thường gọi là sông Kinh) về phía biển, du khách sẽ được ngắm rừng dừa nước bạt ngàn giữa làn nước xanh thăm thẳm, mênh mang đầy gió thuộc xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Lê Văn Thoảng (68 tuổi, nguyên Xã Đội trưởng xã Tịnh Khê) kể, rừng dừa nước ở đây có từ xa xưa. Thời kháng chiến, rừng dừa là nơi trú ẩn của lực lượng vũ trang huyện Đông Sơn và Tỉnh đội Quảng Ngãi, chống lại những cuộc càn quét, đánh phá của kẻ thù vào xã Tịnh Khê và các địa phương lân cận.

Ông Lê Văn Thoảng (68 tuổi, nguyên Xã Đội trưởng xã Tịnh Khê) kể, rừng dừa nước ở đây có từ xa xưa. Thời kháng chiến, rừng dừa là nơi trú ẩn của lực lượng vũ trang huyện Đông Sơn và Tỉnh đội Quảng Ngãi, chống lại những cuộc càn quét, đánh phá của kẻ thù vào xã Tịnh Khê và các địa phương lân cận.

Theo ông Thoảng, giai đoạn 1969-1970, địch đã dùng hàng trăm xe tăng và xe ủi đất, cày xới, không còn một gốc cây, ngọn cỏ ở xã Tịnh Khê. Nhờ tận dụng địa thế của rừng dừa nước khi thủy triều lên thì rừng dừa nằm trong biển nước, lúc nước xuống vẫn có những vùng đất nhô lên, lực lượng du kích lấy bao dồn cát và lấy ống cống ri của Mỹ làm chắn đỡ. “Có được sự sống và tồn tại, giữ vững thành quả cách mạng giai đoạn này phải kể đến 14ha rừng dừa nước. Nó đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho đồng bào, đồng chí trong cuộc chiến ác liệt”, ông Thoảng chia sẻ.

Theo ông Thoảng, giai đoạn 1969-1970, địch đã dùng hàng trăm xe tăng và xe ủi đất, cày xới, không còn một gốc cây, ngọn cỏ ở xã Tịnh Khê. Nhờ tận dụng địa thế của rừng dừa nước khi thủy triều lên thì rừng dừa nằm trong biển nước, lúc nước xuống vẫn có những vùng đất nhô lên, lực lượng du kích lấy bao dồn cát và lấy ống cống ri của Mỹ làm chắn đỡ. “Có được sự sống và tồn tại, giữ vững thành quả cách mạng giai đoạn này phải kể đến 14ha rừng dừa nước. Nó đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho đồng bào, đồng chí trong cuộc chiến ác liệt”, ông Thoảng chia sẻ.

Mặc dù rất nhiều lần địch tập trung đánh phá hòng hủy diệt rừng dừa nước, nhưng nó vẫn sừng sững, hiên ngang đứng vững, che chở cho du kích, bộ đội ta chiến đấu chống lại kẻ thù. Với những thành tích, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, quân và dân xã Tịnh Khê đã vinh dự được Đảng và Nhà nước 2 lần tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1969, 2005).

Mặc dù rất nhiều lần địch tập trung đánh phá hòng hủy diệt rừng dừa nước, nhưng nó vẫn sừng sững, hiên ngang đứng vững, che chở cho du kích, bộ đội ta chiến đấu chống lại kẻ thù. Với những thành tích, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, quân và dân xã Tịnh Khê đã vinh dự được Đảng và Nhà nước 2 lần tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1969, 2005).

Ngày nay, rừng dừa trăm tuổi này giúp người dân địa phương có kế sinh nhai. Bà Nguyễn Thị Tía (66 tuổi, trú xóm Khê Thủy B, thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) gắn bó với nghề đan lá dừa suốt hàng chục năm qua. Bà Tía cho biết, ngày trước từ lá dừa có thể làm ra rất nhiều sản phẩm như võng dừa, chổi, mũ... Bây giờ mấy thứ đó không còn sử dụng, chỉ duy nhất tấm mái che lợp nhà bằng lá dừa vẫn còn được ưa chuộng. Bình quân mỗi ngày, bà Tía đan khoảng 20 – 25 tấm, mỗi tấm giá 35 nghìn đồng.

Ngày nay, rừng dừa trăm tuổi này giúp người dân địa phương có kế sinh nhai. Bà Nguyễn Thị Tía (66 tuổi, trú xóm Khê Thủy B, thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) gắn bó với nghề đan lá dừa suốt hàng chục năm qua. Bà Tía cho biết, ngày trước từ lá dừa có thể làm ra rất nhiều sản phẩm như võng dừa, chổi, mũ... Bây giờ mấy thứ đó không còn sử dụng, chỉ duy nhất tấm mái che lợp nhà bằng lá dừa vẫn còn được ưa chuộng. Bình quân mỗi ngày, bà Tía đan khoảng 20 – 25 tấm, mỗi tấm giá 35 nghìn đồng.

Lá dừa mỗi năm thu hoạch 2 lần, từ tháng Giêng đến tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7. Người dân phơi lá dừa khô, sau đó dùng nan tre đan lá dừa thành từng tấm, mỗi tấm gồm 25 đôi lá dừa đan lại.

Lá dừa mỗi năm thu hoạch 2 lần, từ tháng Giêng đến tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7. Người dân phơi lá dừa khô, sau đó dùng nan tre đan lá dừa thành từng tấm, mỗi tấm gồm 25 đôi lá dừa đan lại.

Ông Võ Minh Chính – Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê - cho biết hiện rừng dừa nước Tịnh Khê còn khoảng 10 ha. Những năm gần đây, rừng dừa không chỉ hồi sinh mà ngày càng xanh tốt và nhân rộng. Người dân Tịnh Khê nâng niu, gìn giữ những cánh rừng dừa bằng tất cả tình yêu với mảnh đất mà họ gắn bó.

Ông Võ Minh Chính – Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê - cho biết hiện rừng dừa nước Tịnh Khê còn khoảng 10 ha. Những năm gần đây, rừng dừa không chỉ hồi sinh mà ngày càng xanh tốt và nhân rộng. Người dân Tịnh Khê nâng niu, gìn giữ những cánh rừng dừa bằng tất cả tình yêu với mảnh đất mà họ gắn bó.

Theo ông Chính, năm 2020, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mỹ Khê được thành lập với hàng chục xã viên. Mục tiêu của hợp tác xã là phát triển du lịch trải nghiệm như làm nông dân, ngư dân, đan tre, đan lá dừa nước và khai thác những dịch vụ du lịch tiềm năng khác.

Theo ông Chính, năm 2020, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mỹ Khê được thành lập với hàng chục xã viên. Mục tiêu của hợp tác xã là phát triển du lịch trải nghiệm như làm nông dân, ngư dân, đan tre, đan lá dừa nước và khai thác những dịch vụ du lịch tiềm năng khác.

Rừng dừa trở thành địa chỉ tham quan ưa thích của lữ khách cũng đồng nghĩa tạo thêm sinh kế cho người dân địa phương.

Rừng dừa trở thành địa chỉ tham quan ưa thích của lữ khách cũng đồng nghĩa tạo thêm sinh kế cho người dân địa phương.

Hà Đồng

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-kham-pha-rung-dua-nuoc-tram-tuoi-tren-dong-kinh-giang-ar659293.html