Khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam

'Bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nền kinh tế đất nước, phụ nữ Việt Nam đều có đóng góp rất quan trọng' - PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Vi s hi nhp sâu rng ca đt nưc, ông đánh giá như thế nào v vai trò, đóng góp ca ph n Vit Nam đi vi nn kinh tế?

Phụ nữ Việt Nam trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước cũng đóng vai trò quan trọng. Ít có một nền văn hóa nào, hình ảnh của người phụ nữ lại thể hiện sâu đậm, góp phần hình thành nên lịch sử dân tộc như phụ nữ Việt Nam. Đó có lẽ là do đặc trưng của một nền văn hóa đề cao giá trị của người mẹ, tôn vinh đóng góp của phụ nữ trong cả gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, hình ảnh người phụ nữ tần tảo nuôi cả gia đình không hiếm gặp trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Phong trào phụ nữ “ba đảm đang”, truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang là những mỹ từ dành tặng cho phụ nữ.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, vai trò của phụ nữ càng được phát huy hơn nữa. Theo số liệu thống kê từ Báo cáo của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam năm 2021, số lượng doanh nghiệp Việt Nam do phụ nữ làm chủ tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, từ 4% vào năm 2009 đã lên tới 21% vào năm 2011 và đến năm 2021 đạt tỷ lệ 25% - cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nhiều doanh nhân nữ được vinh danh ở những hạng mục danh hiệu cao quý. Đơn cử, bà Lê Hoàng Diệp Thảo - CEO King Coffee, cà phê không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho đất nước, mà còn là phương tiện giúp bà hoàn thành sứ mệnh đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Đây là lý do, bà sáng lập Dự án “Women Can Do” nhằm hỗ trợ 100.000 phụ nữ khởi nghiệp đến năm 2025. Điều này còn cho thấy sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của phụ nữ đối với tổng thể nền kinh tế đất nước, góp phần tạo nên sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Xây dng văn hóa doanh nghip đưc cho là rt quan trng đ doanh nghip ng phó vi các khng hong. Vi n doanh nhân, h đang có li thế nào đ phát huy yếu t này, thưa ông?

Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thực chất chính là sự cạnh tranh của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở thành một xu thế tất yếu, góp phần tạo môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Một doanh nghiệp hình thành được văn hóa tốt sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn, có thể gây dựng thương hiệu từ chính việc ứng phó với khủng hoảng, dịch bệnh.

 Phụ nữ ngành Công Thương có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Phụ nữ ngành Công Thương có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Thành ngữ Việt Nam có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Tổ ấm ở đây cũng có thể được hiểu là hạnh phúc, niềm vui cho mỗi gia đình. Mở rộng ra đối với doanh nghiệp, doanh nhân nữ chắc chắn sẽ có những thuận lợi từ việc phát huy phẩm chất thiên phú thông minh, sáng tạo, cần cù, kiên nhẫn, nhân ái cho doanh nghiệp. Vì thế, chúng ta thấy, doanh nhân nữ rất quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp. Như bà Ninh Thị Ty - Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Chủ tịch Tập đoàn Hồ Gươm - đã phân tích ba nhân tố hội tụ ở mỗi doanh nhân nữ để khởi nghiệp thành công, gồm: “tâm - trí - tín”. Theo đó, cái “tâm” với người lao động, đạo đức kinh doanh, ứng xử và gắn trách nhiệm với cộng đồng; “trí” - mỗi doanh nghiệp cần tìm một hướng đi riêng để thực hiện thành công ý tưởng; “tín” chính là văn hóa kinh doanh, quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp.

Cùng vi ni lc ca doanh nghip, ông có đ xut nào đ các n doanh nhân phát huy vai trò, li thế đ xây dng, phát trin doanh nghip trong giai đon hi nhp, cnh tranh hin nay?

Dù có nhiều thuận lợi nhưng phụ nữ làm kinh doanh vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Họ luôn bị áp lực từ nhiều phía và ràng buộc vào khuôn khổ cuộc sống gia đình. Vì vậy, để nữ doanh nhân phát huy vai trò, lợi thế phát triển doanh nghiệp, cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề: Tăng cường nhận thức tốt hơn nữa để bình đẳng giới trong xã hội, đặc biệt là trong kinh doanh; nữ giới cần được tạo điều kiện hơn nữa tham gia quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ tham gia kinh doanh, đặc biệt trong việc hình thành các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho phụ nữ, hỗ trợ pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho phụ nữ khởi nghiệp. Đồng thời, xây dựng mạng lưới doanh nhân nữ, chia sẻ những kinh nghiệp thành công trong kinh doanh; tổ chức các sự kiện kết nối doanh nghiệp nữ. Mặt khác, có những hình thức vinh danh, tôn vinh phụ nữ kinh doanh giỏi để lan tỏa hình ảnh tốt đẹp cho phụ nữ nói chung.

Xin cm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/khang-dinh-vai-tro-cua-phu-nu-viet-nam-172937.html