Khi đàn ông là người rửa bát

Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân có thể 'nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng'.

Tháng 5/2021, chuyện ly hôn của vợ chồng tỷ phú Bill Gates trở thành tâm điểm. Rất nhanh sau đó, “tỷ phú rửa bát” và “ly hôn” trở thành từ khóa hot, thu hút sự chia sẻ và bàn luận sôi nổi từ cộng đồng mạng Việt Nam.

Sự liên kết giữa “rửa bát” và “ly hôn” xuất phát từ chia sẻ của Bill Gates năm 2014: “Tôi rửa bát mỗi tối, có người khác tình nguyện làm thay nhưng tôi tận hưởng công việc đó theo cách của mình”.

Khi đó, người trong cuộc không có phát ngôn nào liên quan đến việc rửa bát là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ, nhưng trên mạng xã hội, những đồn đoán và bình luận gần như chỉ xoay quanh chủ đề này.

Người ám chỉ “thế nên tốt nhất là đừng bắt đàn ông rửa bát để gìn giữ hạnh phúc gia đình”, người cảm thông “đàn ông tốt đến vậy mà vẫn bị vợ bỏ”.

Theo chiến dịch Nhà Nhiều Cột, cuộc thảo luận sôi nổi về câu chuyện “rửa bát - ly hôn” cho thấy định kiến trong vai trò của người chồng và người vợ trong gia đình.

 Góc nhìn của xã hội về các khuôn mẫu giới đang dần trở nên cởi mở và bao dung, từ đó góp phần tháo gỡ những định kiến hằn sâu trong tiềm thức mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế, bình đẳng giới vẫn đang còn gặp nhiều thách thức. Ảnh: PAHO/WHO.

Góc nhìn của xã hội về các khuôn mẫu giới đang dần trở nên cởi mở và bao dung, từ đó góp phần tháo gỡ những định kiến hằn sâu trong tiềm thức mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế, bình đẳng giới vẫn đang còn gặp nhiều thách thức. Ảnh: PAHO/WHO.

Câu chuyện kể trên là một trong số bài viết được đưa vào cuốn sách Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng của Nhà Nhiều Cột trong hơn 2 năm qua.

Thực tế, bình đẳng giới không phải là đưa những người phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy những người đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào.

Vì thế, với câu hỏi “ai rửa bát”, có rất nhiều cách trả lời tương ứng với các hình thái gia đình khác nhau. Mỗi gia đình có sự sắp xếp riêng, không nhất thiết phải tuân theo bất kỳ khuôn mẫu, quy chuẩn xã hội nào.

Đây là chiến dịch xã hội về bình đẳng giới do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Tuva Communication thực hiện, được tài trợ bởi Investing in Women, sáng kiến của chính phủ Australia.

 Cuốn sách Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng của Nhà Nhiều Cột tập trung vào những câu chuyện về việc mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào.

Cuốn sách Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng của Nhà Nhiều Cột tập trung vào những câu chuyện về việc mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào.

Thông qua những câu chuyện liên quan đến khuôn mẫu giới trong lịch sử và cuộc sống hiện đại, Nhà Nhiều Cột mong muốn thay đổi những vai trò được vốn được xác định sẵn của nam giới và nữ giới từ trong mỗi gia đình đến ngoài xã hội, từ đó mang lại những góc nhìn mới mẻ.

Cuốn sách là một trong những kết quả quan trọng của quá trình hoạt động nói trên. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Trên nền tảng của sự hiểu biết này, mỗi con người có thể tự tin vào giá trị bản thân, sống hạnh phúc hơn và khát khao cống hiến cho xã hội.

Thiên Nhi

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/khi-dan-ong-la-nguoi-rua-bat-post1374381.html