Khi nhà sáng lập ra đi, các thương hiệu làm thế nào để tiếp tục tồn tại?

Dựa vào câu chuyện và những thử thách mà các nhà mốt như McQueen, Balenciaga hay Karl Lagerfeld phải đối mặt khi nhà sáng lập của họ qua đời, có thể thấy những yếu tố nào quan trọng giúp một thương hiệu duy trì và phát triển lâu dài về sau.

Khi một thương hiệu xa xỉ mất đi người sáng lập, đó không chỉ là sự kết thúc của một giai thoại mà còn có thể là nguy cơ suy vong của một di sản. Thời kỳ hậu sáng lập đa số đều có những bất ổn và đầy rẫy tranh cãi.

Một số thương hiệu tiếp tục trở nên thịnh vượng, nhưng cũng có những thương hiệu khác gặp khó khăn trong việc tái tạo hình ảnh. Điển hình như Alexander McQueen qua đời vào tuổi 40 để lại thương hiệu McQueen đầy tiềm năng, nhưng lúc này vẫn còn quá sớm để thấy một sự thay đổi nổi bật, nhà mốt chỉ mới có hai giám đốc sáng tạo là Sarah Burton và McGirr. Trong khi đó, những thương hiệu lâu đời Loewe, Yves Saint Laurent và Dior đã hưởng lợi từ việc có nhiều giám đốc sáng tạo sau khi mất đi người sáng lập, thành công mở ra kỷ nguyên mới và phát triển mạnh mẽ bản sắc của mình.

Alexander McQueen qua đời vào tuổi 40 để lại thương hiệu McQueen đầy tiềm năng.

Alexander McQueen qua đời vào tuổi 40 để lại thương hiệu McQueen đầy tiềm năng.

Việc các nhà mốt danh tiếng được tiếp quản bởi những người kế nhiệm có tên tuổi tuy được kì vọng là làn sóng thừa kế di sản và có thể nâng cấp thương hiệu thành phiên bản tốt hơn, nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ đánh mất mọi ý nghĩa cảm xúc của thương hiệu và trở thành một công ty thuần kinh doanh thời trang. Mặc dù luôn hướng đến mục tiêu duy trì di sản của nhà sáng lập, nhưng sức mạnh cũng có thể được tìm thấy trong việc chào đón chiến lược tái tạo mới.

Sự tồn tại lâu dài của những thương hiệu chắc chắn không thể thiếu yếu tố thay đổi.

Sự tồn tại lâu dài của những thương hiệu chắc chắn không thể thiếu yếu tố thay đổi.

Sự cân bằng giữa việc tôn trọng di sản và gia tăng doanh số sẽ giúp đẩy thương hiệu tiến lên, quan trọng nhất là các giám đốc sáng tạo mới không bị quá ràng buộc bởi lịch sử và có một cơ cấu hỗ trợ từ cấp cao giúp họ hòa nhập và phát triển. Có thể nói, sự tồn tại lâu dài và thành công của những thương hiệu chắc chắn không thể thiếu yếu tố thay đổi và bỏ qua sự bảo thủ, hướng đến một tầm nhìn mới, một sứ mệnh mới. Đó cũng là lí do tại sao Karl Lagerfeld tại Chanel và Hedi Slimane tại Celine lại thành công vang dội.

 Những thương hiệu xa xỉ vẫn có thể tồn tại lâu dài sau khi người sáng lập qua đời.

Những thương hiệu xa xỉ vẫn có thể tồn tại lâu dài sau khi người sáng lập qua đời.

Ngoài ra, Balenciaga cũng là một ví dụ, họ đã có 6 giám đốc sáng tạo trong suốt 105 năm lịch sử của mình. Sau khi người sáng lập Cristóbal Balenciaga qua đời năm 1968, thương hiệu đã hoàn toàn được làm mới và chuyển mình từ lĩnh vực couture sang phong cách comic, thu hút khách hàng nhờ sự kết hợp giữa normcore và các kiểu dáng thiết kế mới mẻ, sáng tạo hơn.

Tóm lại, những thương hiệu xa xỉ có thể tồn tại lâu dài sau khi người sáng lập qua đời, miễn là họ tìm ra cách để tái sinh trong phong cách ban đầu và tiếp tục tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường hiện tại. Việc chuyển giao thành công thường phụ thuộc vào một tầm nhìn rõ ràng, cơ sở hạ tầng hỗ trợ và khả năng kết nối với các khách hàng hiện đại mà không bị quá khứ ràng buộc.

Ái Ái

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/khi-nha-sang-lap-ra-di-cac-thuong-hieu-lam-the-nao-de-tiep-tuc-ton-tai-post1716311.tpo