Khi những dòng sông trở thành kênh thoát nước thải
Hiện nay, nhiều dòng sông đã không còn đúng nghĩa là với đầy đủ chức năng của nó. Mà về cơ bản chỉ còn là kênh thoát nước thải, hạn chế khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm như: sông Tô Lịch, Sét, Lừ, Nhuệ, Đáy, Bắc Hưng Hải và sông Ngũ Huyện Khê. Bên cạnh yếu tố biến đổi khí hậu, nguyên nhân chủ yếu được cho là do sức ép từ nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông ngày càng lớn; cùng sự gia tăng về lượng nước thải, rác thải chưa qua xử lý xả trực ra môi trường.
Sau không ít giải pháp đưa ra và được áp dụng. Đến nay, các sông nội đô ô nhiễm của Hà Nội vẫn hoàn ô nhiễm. Thậm chí, nhiều nơi dòng sông chỉ còn là kênh thoát nước thải. Và người phải gánh chịu sự ô nhiễm này, không ai khác chính là người dân Thủ đô.
Nguyên nhân ô nhiễm sông là do nước thải sinh hoạt từ các quận nội thành đổ vào sông Tô Lịch rồi chảy vào sông Nhuệ. Còn sông Nhuệ là nơi tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề. Mực nước sông Hồng ngày càng thấp, không đủ nguồn tiếp để thau rửa các sông thường xuyên. Trong khi khả năng xử lý nước thải của các nhà máy hiện chỉ đáp ứng được khoảng 20-25%. Kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá vừa qua, Bí thư thành ủy Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án, hoàn thành trong năm 2025.
Theo các chuyên gia, bên cạnh xây dựng nhà máy nước thải, vẫn phải triển khai đồng bộ nhiều hệ thống khác đi kèm.
Phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết” cũng là chính sách lớn trong Luật Tài nguyên nước 2023. Dự kiến nhiều giải pháp sẽ được triển khai sau khi Luật có hiệu lực từ 1/7/2024.
Theo Bộ TNMT, việc huy động được nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân có ý nghĩa quan trọng để sớm triển khai các dự án phục hồi các dòng sông “chết.” Cần có những cơ chế, chính sách vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vừa phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!