Khi vỉa hè không dành cho người đi bộ

Vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ. Nhưng lâu nay, bóng dáng người đi bộ thì ít, mà hàng quán, ô tô, xe máy ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè thì nhiều.

Sáng sớm ngày 2/7, tại khu vực đường Nguyễn Xiển quận Thanh Xuân, không còn nhận ra đâu là đường giao thông, đâu là vải hè cho người đi bộ. Nhiều năm nay, chính quyền và cơ quan chức năng đã liên tục ra quân để xử lý vi phạm tuy nhiên việc duy trì chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, ở nhiều nơi vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông.

Tại khu vực đường Nguyễn Xiển quận Thanh Xuân, không còn nhận ra đâu là đường giao thông, đâu là vải hè cho người đi bộ.

Tại khu vực đường Nguyễn Xiển quận Thanh Xuân, không còn nhận ra đâu là đường giao thông, đâu là vải hè cho người đi bộ.

Anh Trịnh Viết Dũng, phường Kim Giang, quận Hoàng Mai cho biết: "Tôi đi xuống đường dưới thì đông đúc, di chuyển khó khăn, nên tôi phải đi lên vỉa hè".

Hay chị Nguyễn Thị Hồng, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì cho hay: "Tôi cũng bận nên cứ phóng bừa lên thôi. Cũng biết là sai rồi, nhưng tắc như thế này mà không đi lên vỉa thì biết bao giờ cho đi được".

Còn tại tuyến phố Lê Đại Hành thuộc quận Hai Bà Trưng, phần vỉa hè đã bị nhiều cửa hàng kinh doanh chiếm dụng thành nơi kinh doanh, buôn bán, bày hàng quán, ô tô bất chấp biển cấm dừng đỗ sai quy định, khiến người đi bộ không có lối đi.

Ô tô bất chấp biển cấm dừng đỗ sai quy định, khiến người đi bộ không có lối đi.

Ô tô bất chấp biển cấm dừng đỗ sai quy định, khiến người đi bộ không có lối đi.

Anh Nguyễn Minh Dương, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân cho biết: "Ô tô họ đỗ ở đây cả chục năm rồi. Thậm chí sau dịch số lượng ô tô còn tăng nhiều hơn. Nên nói chung là bao lâu nay không có chuyển biến tích cực gì".

Trên thực tế, việc chiếm dụng lòng đường vỉa hè hiện nay dù chế tài đã có nhưng xử phạt vẫn không xuể. Người dân vẫn còn thói quen tranh thủ vi phạm khi vắng bóng lực lượng chức năng.

Việc chiếm dụng lòng đường vỉa hè hiện nay dù chế tài đã có nhưng xử phạt vẫn không xuể.

Việc chiếm dụng lòng đường vỉa hè hiện nay dù chế tài đã có nhưng xử phạt vẫn không xuể.

Theo ý kiến của các chuyên gia, ngoài việc tập trung tuyên truyền và xử lý để nâng cao ý thức, nhận thức cho người dân. Thì cơ quan chức năng cũng cần tính toán đến giải pháp cho thuê vỉa hè theo từng khu vực diện tích, điều kiện cho phép vừa dễ quản lý lại có thể tăng nguồn thu cho địa phương, đồng thời góp phần đảm bảo mỹ quan, trật tự an toàn giao thông khu vực.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/khi-via-he-khong-danh-cho-nguoi-di-bo-249041.htm