Khoảnh khắc khỉ đột núi hấp hối lọt top ảnh động vật hoang dã của năm

Những người chiến thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã năm 2022 do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Anh) tổ chức đã được công bố với 19 giải hạng mục và 2 giải cao nhất.

 Bức ảnh trên thuộc về Brent Stirton, người chiến thắng hạng mục Phóng viên ảnh của cuộc thi. "Em sẽ được nhớ tới" là lời mà Stirton dành cho Ndakasi, một con khỉ đột mồ côi, sau khi nó qua đời vào năm 2021.

Bức ảnh trên thuộc về Brent Stirton, người chiến thắng hạng mục Phóng viên ảnh của cuộc thi. "Em sẽ được nhớ tới" là lời mà Stirton dành cho Ndakasi, một con khỉ đột mồ côi, sau khi nó qua đời vào năm 2021.

 Karine Aignerwas, người Mỹ, thắng giải Nhiếp ảnh gia của năm nhờ bức ảnh “quả cầu” ong tại một trang trại ở Texas. Giống như hầu hết loài ong khác, chúng bị đe dọa do mất môi trường sống, thuốc trừ sâu, và biến đổi khí hậu, và các hoạt động canh tác phá vỡ nơi làm tổ của chúng.

Karine Aignerwas, người Mỹ, thắng giải Nhiếp ảnh gia của năm nhờ bức ảnh “quả cầu” ong tại một trang trại ở Texas. Giống như hầu hết loài ong khác, chúng bị đe dọa do mất môi trường sống, thuốc trừ sâu, và biến đổi khí hậu, và các hoạt động canh tác phá vỡ nơi làm tổ của chúng.

 Giải thưởng Nhiếp ảnh gia Trẻ tuổi của năm thuộc về Katanyou Wuttichaitanakorn, 16 tuổi, đến từ Thái Lan, nhờ bức ảnh cận cảnh một con cá voi Bryde đang trồi lên khỏi mặt nước. Là nhiếp ảnh gia từ năm 12 tuổi, đây là giải thưởng đầu tiên của Katanyou trong cuộc thi hàng năm.

Giải thưởng Nhiếp ảnh gia Trẻ tuổi của năm thuộc về Katanyou Wuttichaitanakorn, 16 tuổi, đến từ Thái Lan, nhờ bức ảnh cận cảnh một con cá voi Bryde đang trồi lên khỏi mặt nước. Là nhiếp ảnh gia từ năm 12 tuổi, đây là giải thưởng đầu tiên của Katanyou trong cuộc thi hàng năm.

 "Battle stations" của Ekaterina Bee. Hai người chiến thắng danh hiệu cao nhất được chọn từ 19 người thắng ở hạng mục nhỏ hơn trong cuộc thi nhằm làm nổi bật thế giới tự nhiên với sự kỳ thú và đa dạng của nó, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.

"Battle stations" của Ekaterina Bee. Hai người chiến thắng danh hiệu cao nhất được chọn từ 19 người thắng ở hạng mục nhỏ hơn trong cuộc thi nhằm làm nổi bật thế giới tự nhiên với sự kỳ thú và đa dạng của nó, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.

 "House of bears" của Dmitry Kokh, chụp lại cảnh gấu Bắc Cực ẩn nấp trong một khu định cư bị bỏ hoang ở vùng biển Chukchi của Nga. Khoảng 38.575 bức ảnh từ 93 quốc gia đã được đánh giá bởi một hội đồng chuyên gia quốc tế về tính độc đáo, thông điệp, kỹ thuật và thực hành đạo đức trong các bức ảnh.

"House of bears" của Dmitry Kokh, chụp lại cảnh gấu Bắc Cực ẩn nấp trong một khu định cư bị bỏ hoang ở vùng biển Chukchi của Nga. Khoảng 38.575 bức ảnh từ 93 quốc gia đã được đánh giá bởi một hội đồng chuyên gia quốc tế về tính độc đáo, thông điệp, kỹ thuật và thực hành đạo đức trong các bức ảnh.

 "Under Antarctic ice" của Laurent Ballesta. Tiến sĩ Doug Gurr, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nhận xét: “Cuộc thi Nhiếp ảnh gia về Động vật Hoang dã mang đến cho chúng ta những cái nhìn khó quên về cuộc sống của các loài hoang dã, chia sẻ những chi tiết chưa từng thấy, những hành vi hấp dẫn và cảnh báo về cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học".

"Under Antarctic ice" của Laurent Ballesta. Tiến sĩ Doug Gurr, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nhận xét: “Cuộc thi Nhiếp ảnh gia về Động vật Hoang dã mang đến cho chúng ta những cái nhìn khó quên về cuộc sống của các loài hoang dã, chia sẻ những chi tiết chưa từng thấy, những hành vi hấp dẫn và cảnh báo về cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học".

 Bức ảnh của Daniel Mideros gửi thông điệp về loài gấu đang bị mất đi môi trường sống ở Ecuador. "Những hình ảnh này thể hiện sự kính trọng và đánh giá cao của họ đối với thế giới tự nhiên và nhu cầu cấp thiết phải hành động để bảo vệ nó”, ông nói thêm.

Bức ảnh của Daniel Mideros gửi thông điệp về loài gấu đang bị mất đi môi trường sống ở Ecuador. "Những hình ảnh này thể hiện sự kính trọng và đánh giá cao của họ đối với thế giới tự nhiên và nhu cầu cấp thiết phải hành động để bảo vệ nó”, ông nói thêm.

 Bức ảnh của Daniel Núnẽz, cho thấy dòng chảy ô nhiễm từ thành phố Guatemala và các cánh đồng của nông dân đổ vào hồ Amatitlán, khiến vi khuẩn lam nguy hiểm sinh sôi. Các cuộc triển lãm ảnh sẽ được tổ chức trên khắp nước Anh và quốc tế như Australia, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, New Zealand, Thụy Sĩ, Mỹ,...

Bức ảnh của Daniel Núnẽz, cho thấy dòng chảy ô nhiễm từ thành phố Guatemala và các cánh đồng của nông dân đổ vào hồ Amatitlán, khiến vi khuẩn lam nguy hiểm sinh sôi. Các cuộc triển lãm ảnh sẽ được tổ chức trên khắp nước Anh và quốc tế như Australia, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, New Zealand, Thụy Sĩ, Mỹ,...

 Bức ảnh của Tony Wu cho thấy tư thế "nhảy múa" của những con sao biển đang sinh sản.

Bức ảnh của Tony Wu cho thấy tư thế "nhảy múa" của những con sao biển đang sinh sản.

 Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Junji Takasago đến từ Nhật Bản, được chụp tại đồng muối lớn nhất thế giới, nằm ở Salar de Uyuni, Bolivia.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Junji Takasago đến từ Nhật Bản, được chụp tại đồng muối lớn nhất thế giới, nằm ở Salar de Uyuni, Bolivia.

 Bức ảnh "The bat-snatcher" của Fernando Constantino Martínez Belmar ghi lại cảnh săn mồi của một con rắn ở Mexico.

Bức ảnh "The bat-snatcher" của Fernando Constantino Martínez Belmar ghi lại cảnh săn mồi của một con rắn ở Mexico.

 Dưới sự cho phép của chính phủ, Richard Robinson ghi lại cảnh ân ái của cá voi ở New Zealand. Loài này đang trên bờ vực bị tuyệt chủng.

Dưới sự cho phép của chính phủ, Richard Robinson ghi lại cảnh ân ái của cá voi ở New Zealand. Loài này đang trên bờ vực bị tuyệt chủng.

 Người chiến thắng ở hạng mục Chân dung động vật thuộc về José Juan Hernández Martinez, người Tây Ban Nha, với bức ảnh một con chim houbara đực ở quần đảo Canary nhảy tìm bạn tình.

Người chiến thắng ở hạng mục Chân dung động vật thuộc về José Juan Hernández Martinez, người Tây Ban Nha, với bức ảnh một con chim houbara đực ở quần đảo Canary nhảy tìm bạn tình.

 Một chú chim sẻ ức đỏ Cuba bị nhốt trong lồng treo ngoài đường để làm quen với sự náo nhiệt trước khi tham gia một cuộc thi. Với bức ảnh này, Karine Aigner muốn gửi thông điệp về việc con người khai thác động vật hoang dã vì lợi ích cá nhân.

Một chú chim sẻ ức đỏ Cuba bị nhốt trong lồng treo ngoài đường để làm quen với sự náo nhiệt trước khi tham gia một cuộc thi. Với bức ảnh này, Karine Aigner muốn gửi thông điệp về việc con người khai thác động vật hoang dã vì lợi ích cá nhân.

Hồng Ngọc

Ảnh: WPOTY 2022.

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/khoanh-khac-khi-dot-nui-hap-hoi-lot-top-anh-dong-vat-hoang-da-cua-nam-post1367798.html