Khơi dậy sức sáng tạo trong công nhân lao động
Nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn đã phối hợp hiệu quả với người sử dụng lao động tổ chức nhiều phong trào thi đua, tiêu biểu như phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu 'Công nhân giỏi', 'Sáng kiến, sáng tạo'… Qua đó, lực lượng công nhân lao động đã đóng góp nhiều sáng kiến sáng tạo, cải tiến kỹ thuật có giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội Đinh Quốc Toản cho biết, nhằm động viên công nhân lao động trực tiếp sản xuất tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng lao động, đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao trong công việc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều Công đoàn cơ sở (thuộc công đoàn Các khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội) đã phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức Hội thi ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, hội thi bàn tay vàng đem lại hiệu quả thiết thực như: Hội thi Olympic kỹ năng sản xuất dây Wire Harness của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi Hanel; hội thi Công nhân đa công đoạn (nghệ nhân) của Công ty TNHH Canon Việt Nam...
Nhiều công ty như: Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam, Công ty TNHH Linh kiện điện tử Sei Việt Nam, Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam... đã phát động phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo”, chung tay cải tiến, trong lao động sản xuất, đã thu hút hàng ngàn công nhân lao động tham gia.
Cạnh đó, các doanh nghiệp đã kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội thi thợ giỏi gắn với việc thành lập hội đồng xét chọn “Công nhân giỏi” và chấm điểm “Sáng kiến, sáng tạo” để tổ chức biểu dương “Công nhân giỏi” và “Sáng kiến, sáng tạo” tại doanh nghiệp.
Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội Đinh Quốc Toản cho biết, nhằm động viên công nhân lao động trực tiếp sản xuất tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng lao động, đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao trong công việc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều Công đoàn cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức Hội thi ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, hội thi bàn tay vàng và phát động phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo”, chung tay cải tiến, trong lao động sản xuất, đã thu hút hàng ngàn công nhân lao động tham gia.
Tại nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã chủ động cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí khen thưởng động viên công nhân giỏi và sáng kiến, sáng tạo kịp thời và đưa tiêu chí Công nhân giỏi, sáng kiến, sáng tạo vào quy chế xét nâng lương trước thời hạn cho người đạt thành tích cao.
Đặc biệt, tại nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã chủ động cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí khen thưởng động viên công nhân giỏi và sáng kiến, sáng tạo kịp thời và đưa tiêu chí công nhân giỏi, sáng kiến, sáng tạo vào quy chế xét nâng lương trước thời hạn cho người đạt thành tích cao.
Nhờ việc triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, tiêu biểu là phong trào “Sáng kiến, sáng tạo” trong các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã khơi dậy sức sáng tạo trong công nhân lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Hơn mười năm làm việc tại Công ty TNHH Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức, anh Nguyễn Văn Định luôn tự giác trong công việc và tích cực tìm tòi, sáng tạo, vận dụng các phương pháp cải tiến kĩ thuật vào quá trình sản xuất giúp tăng năng suất lao động.
Anh đã trực tiếp có những đóng góp cho công ty bằng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật như: Sáng kiến cải tiến máy tự động tán pin và tự động dập, chuyển từ thao tác thủ công sang thao tác bằng máy, giúp tiết kiệm 3 nhân công và 252 triệu/năm; sáng kiến cải tiến máy khoan, giảm từ 3 người/ 3 máy xuống còn 1 người/ 3 máy, tiết kiệm được 168 triệu/năm; sáng kiến cải tiến máy CNC, giảm từ 2 người/ 2 máy xuống còn 1 người/ 2 máy, tiết kiệm 84 triệu/năm; sáng kiến cải tiến phương pháp đóng giói hàng giúp công ty tự gia công sản xuất được khay đóng gói bằng vật liệu gỗ và tấm nhựa thay vì phải nhập khay nhựa của công ty khác…
Nói về những ý tưởng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của mình, anh Nguyễn Văn Định chia sẻ, trước hết đó là nhiệm vụ mà tôi được công ty giao phó và trong quá trình trực tiếp sản xuất, tôi nhận thấy nhiều công đoạn trong dây chuyền sản xuất của công ty có thể tự động hóa và không cần sức lao động của con người. Vì thế, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp để cải tiến máy móc, giảm sức lao động của con người.
Ngoài ra, một trong những động lực để tôi có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật đó là tôi luôn nhận được sự động viên, cổ vũ và tạo điều kiện tối đa từ phía Công đoàn, Ban lãnh đạo công ty và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Hơn nữa, các phong trào thi đua do các cấp Công đoàn tổ chức như phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”… cũng đã tạo động lực để tôi cố gắng trong công việc, phát huy những sáng kiến, sáng tạo có giá trị làm lợi lớn cho công ty.
Ngoài ra, hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” do các cấp Công đoàn tổ chức, nhiều công nhân lao động trong các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã đóng góp những sáng kiến có giá trị làm lợi lớn cho công ty. Tiêu biểu như: Sáng kiến “Cải tiến phương pháp sản xuất” của công nhân Đàm Ngọc Hoàn, Công ty TNHH Canon Việt Nam, trước cải tiến, bộ phận lắp ráp chỉ có thể xây dựng 27 dây chuyền sản xuất với diện tích 2.3m x 33m, sau cải tiến đã cắt giảm diện tích dây chuyền từ 2.3m x 33m xuống còn 2m x 33m từ đó có diện tích xây dựng thêm 3 dây chuyền sản xuất, sáng kiến này đã làm lợi cho công ty hơn 411 tỷ đồng; Sáng kiến “Cải tiến phương pháp phun cao su” của công nhân Lê Văn Giáp, Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam làm lợi cho công ty gần 3 tỷ đồng/năm; Sáng kiến “Máy tái chế thinner” của công nhân Đỗ Viết Công, Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam đạt giải nhất cuộc thi chung tay cải tiến năm 2018 đã làm lợi cho công ty 3 tỷ đồng/năm; Sáng kiến “Cải tiến line rửa sản phẩm” của công nhân Nguyễn Quang Tuấn, Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội làm lợi cho công ty hơn 2 tỷ đồng/năm…
Với việc tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” và phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” đã khẳng định thi đua là động lực hết sức quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong công nhân lao động.
Góp phần quan trọng tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/khoi-day-suc-sang-tao-trong-cong-nhan-lao-dong-96274.html