Khơi thông pháp lý - 'điểm nghẽn' lớn của thị trường bất động sản

Các chuyên gia và doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần sớm tháo gỡ những nút thắt về pháp lý nhằm tạo đà cho thị trường bất động sản phát triển sau dịch.

10 năm sau cơn khủng hoảng bất động sản xảy ra ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, nhờ vào tốc độ đô thị hóa, những cải cách pháp lý của Chính phủ và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, thị trường đã có những chuyển mình rõ rệt. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp lý vẫn là điểm nghẽn lớn nhất trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Pháp lý là điểm nghẽn lớn nhất trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Pháp lý là điểm nghẽn lớn nhất trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Tại tọa đàm "Thăng trầm bất động sản 10 năm và những xu hướng sắp tới" diễn ra mới đây tại Thanh Hóa, các chuyên gia và doanh nghiệp đã đưa ra những kiến nghị khơi thông pháp lý, cùng các xu thế mới của thị trường bất động sản hậu COVID-19.

Các chuyên gia cho rằng, hiện còn khoảng 20 quy định đang xung đột, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường và kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, gây nguy cơ phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực hiện dự án.

Thị trường bất động sản bị ảnh hưởng đáng kể do COVID-19.

Thị trường bất động sản bị ảnh hưởng đáng kể do COVID-19.

Các doanh nghiệp và chuyên gia kiến nghị Chính phủ sớm có những giải pháp cụ thể hơn để tháo gỡ những nút thắt về pháp lý, đồng thời khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp vực dậy sau đại dịch.

Những tháng vừa qua được xem là khoảng thời gian thị trường "bắt đáy" để tạo đà bật lên trong các tháng tới, đặc biệt là ở phân khúc nhà ở bán và cho thuê hay bất động sản khu công nghiệp.

Theo VTV

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/bat-dong-san/khoi-thong-phap-ly-diem-nghen-lon-cua-thi-truong-bat-dong-san/20200608021222804