Không chủ quan trước bệnh cúm mùa

Hầu hết các trường hợp cúm sẽ tự khỏi trong 5-7 ngày nếu được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ biến chứng cao như viêm phổi hoặc nhiễm trùng. Tiêm phòng vaccine cúm hằng năm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus), trong giai đoạn hiện tại, theo WHO, tỷ lệ mắc bệnh cúm mùa đang gia tăng tại nhiều quốc gia ở châu Âu, Trung Mỹ, Caribe, Tây Phi, Trung Phi và nhiều quốc gia châu Á.

Theo The Guardian, tại Hoa Kỳ, CDC báo cáo các chủng virus cúm A(H1N1)pdm09 và A(H3N2) đang lưu hành phổ biến. Tỷ lệ dương tính với cúm đã tăng từ 12% lên 18,7% trong giai đoạn từ 21/12/2024 đến 28/12/2024.

Đầu năm 2025, Nhật Bản đang trải qua đợt bùng phát dịch cúm mùa nghiêm trọng, chủ yếu do virus cúm A gây ra. Từ tháng 9/2024 đến cuối tháng 1/2025, Nhật Bản đã ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka, nơi có mật độ dân cư cao và nhiều điểm du lịch.

Mới đây, sự ra đi của nữ diễn viên Từ Hy Viên do biến chứng cúm đã khiến nhiều người quan tâm hơn đến mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Dù không thể kết luận rằng tiêm phòng có thể ngăn chặn hoàn toàn rủi ro, nhưng sự việc này một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng cúm mùa không chỉ là một bệnh cảm nhẹ, mà có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu không phòng ngừa kịp thời.

Khác với cảm lạnh thông thường, cúm có thể nghiêm trọng hơn và biểu hiện rõ rệt hơn với các triệu chứng đột ngột và nặng nề như sốt cao từ 39-40 độ C kéo dài, ớn lạnh và đổ mồ hôi, đau họng, ho khan, đau đầu, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, mệt mỏi và suy nhược.

Hầu hết các trường hợp cúm sẽ tự khỏi trong 5-7 ngày nếu được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ biến chứng cao như viêm phổi hoặc nhiễm trùng.

Phòng ngừa cúm như thế nào?

Để phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, tiêm chủng đầy đủ và kịp thời, đồng thời theo dõi sát sao thông tin từ các cơ quan y tế để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Võ Thị Tố Uyên, cố vấn chuyên môn Hệ Thống Y Tế 315: “Việc củng cố hệ miễn dịch – tăng cường sức đề kháng rất quan trọng đối với việc phòng ngừa cúm mùa. Chúng ta có thể thực hiện bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, kẽm, bổ sung thêm probiotics”.

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Thị Tố Uyên.

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Thị Tố Uyên.

Tiêm vaccine cúm hằng năm là một trong những cách phòng ngừa khá hiệu quả, giúp giảm 40-60% nguy cơ mắc bệnh, giảm 82% nguy cơ nhập viện ở trẻ em và 40% ở người lớn, giảm 65% nguy cơ biến chứng viêm phổi do cúm, giảm 37% nguy cơ tử vong do cúm ở người cao tuổi. Vaccine cúm được cập nhật hàng năm theo chủng lưu hành.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Thịnh, cố vấn Tiêm chủng Hệ thống Y tế 315 cho biết, thời điểm tốt nhất để tiêm chủng cúm mùa nên tiêm vào ngay trước hoặc vào đầu mùa cúm, tháng 3-4 và tháng 9-10, để cơ thể có miễn dịch trước khi dịch bùng phát mạnh. Nếu chưa tiêm kịp trong thời gian này, vẫn có thể tiêm muộn hơn vào bất cứ khi nào vì vắcxin có lợi ích bảo vệ suốt mùa dịch.

Phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine vào tam cá nguyệt 2-3, giúp bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Thịnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Thịnh.

Các loại vaccine cúm phổ biến tại Việt Nam gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc): bảo vệ trước 4 chủng virus cúm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 dòng cúm B (Victoria, Yamagata); Ivacflu-S (Việt Nam): bảo vệ trước 3 chủng virus cúm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 1 dòng cúm B (Victoria hoặc Yamagata).

Các vaccine này hiện có tại hệ thống Hệ Thống Y Tế Tiêm Chủng 315 và Nhi Đồng 315.

Hệ thống Y Tế 315 (Hotline: 0901.315.315)

-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

PV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/khong-chu-quan-truoc-benh-cum-mua-post858865.html