Không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử về chữ Quốc ngữ tại Hà Nội

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (47 phố Hàng Quạt) - nơi trước đây mở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa dạy chữ quốc ngữ cho nhân dân Thủ đô vừa được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lịch sử.

Khánh thành Không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử quận Hoàn Kiếm tại 47 phố Hàng Quạt - điểm dạy chữ Quốc ngữ những năm đầu thế kỉ XX tại Hà Nội.

Khánh thành Không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử quận Hoàn Kiếm tại 47 phố Hàng Quạt - điểm dạy chữ Quốc ngữ những năm đầu thế kỉ XX tại Hà Nội.

Không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử - điểm dạy chữ Quốc ngữ những năm đầu thế kỉ XX tại Hà Nội

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố mới được quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cải tạo, sửa chữa, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lịch sử ý nghĩa của quận Hoàn Kiếm nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.

Công trình vốn là ngôi nhà của chí sĩ Nguyễn Văn Tố, người từng là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ, Bộ trưởng Cứu tế xã hội, Trưởng ban Thường vụ Quốc hội, người có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Công trình này cũng là hội sở của Hội Quốc tế ngữ Esperanto trong những năm đầu của thế kỉ XX.

Công trình 47 Hàng Quạt - là hội sở của Hội Quốc tế ngữ Esperanto trong những năm đầu của thế kỉ XX.

Công trình 47 Hàng Quạt - là hội sở của Hội Quốc tế ngữ Esperanto trong những năm đầu của thế kỉ XX.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Sau ngày lập nước, Người đã lập tức mở hội khuyến học, nhà bình dân học vụ, bổ túc văn hóa để toàn dân cùng nhau đoàn kết diệt "giặc dốt".

Hưởng ứng phong trào đó, trí thức Hà Nội đã tích cực mở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tại ngôi biệt thự 59 phố Hàng Đàn nay là 47 phố Hàng Quạt (trụ sở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố) để dạy chữ cho nhân dân Thủ đô. Địa điểm này cũng vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và động viên.

Hơn 100 năm qua, ngôi biệt thự cổ ở số 47 Hàng Quạt đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của Thủ đô qua các giai đoạn lịch sử. Nơi đây, cũng là nơi ghi dấu hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ (thành lập ngày 25/5/1938).

Nơi đây ghi dấu hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ.

Nơi đây ghi dấu hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ.

Trong thời gian tới, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố sẽ tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử của ngôi trường đã có hơn một thế kỷ làm công tác giáo dục, thi đua dạy tốt, học tốt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên liên tục, suốt đời của người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Minh Vũ

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/khong-gian-phat-huy-gia-tri-van-hoa-lich-su-ve-chu-quoc-ngu-tai-ha-noi-179241117100109882.htm