Không khí chuẩn bị đón lễ hội mùa thu lớn nhất ở Hải Dương

Tại Hải Dương, Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong những lễ hội quan trọng, thiêng liêng và đặc sắc. Đây cũng là một trong số lễ hội mùa thu lớn nhất cả nước được gìn giữ, tiếp nối qua hơn 7 thế kỷ.

Những ngày này, công tác chuẩn bị lễ hội đang được Ban tổ chức triển khai. Tại khu vực xung quanh, đường vào và bên trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được trang hoàng cờ, hoa, băng rôn… rực rỡ, thu hút đông đảo người dân và du khách gần xa về đây dâng hương, chiêm bái, trải nghiệm...

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 là lễ hội thường niên được tổ chức nhằm tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; 581 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; tôn vinh triều đại nhà Trần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Lâm Phùng.

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 là lễ hội thường niên được tổ chức nhằm tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; 581 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; tôn vinh triều đại nhà Trần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Lâm Phùng.

Đồng thời duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích. Ảnh: Lâm Phùng.

Đồng thời duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích. Ảnh: Lâm Phùng.

Thông qua lễ hội nhằm tăng cường quảng bá các giá trị Di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương đang cùng với các tỉnh xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản thế giới. Ảnh: Lâm Phùng.

Thông qua lễ hội nhằm tăng cường quảng bá các giá trị Di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương đang cùng với các tỉnh xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản thế giới. Ảnh: Lâm Phùng.

Các hoạt động chính tại lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 24/9 - 4/10 (10/8 - 20/8 âm lịch). Ảnh: Lâm Phùng.

Các hoạt động chính tại lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 24/9 - 4/10 (10/8 - 20/8 âm lịch). Ảnh: Lâm Phùng.

Mở đầu lễ hội là Lễ cáo yết (xin mở cửa Đền) ngày 10/8 âm lịch; kết thúc lễ hội bằng Lễ giỗ đức Thánh Trần, ngày 20/8 âm lịch (đóng cửa Đền). Ảnh: Lâm Phùng.

Mở đầu lễ hội là Lễ cáo yết (xin mở cửa Đền) ngày 10/8 âm lịch; kết thúc lễ hội bằng Lễ giỗ đức Thánh Trần, ngày 20/8 âm lịch (đóng cửa Đền). Ảnh: Lâm Phùng.

Trong đó, Lễ tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Lễ khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 được tổ chức vào buổi tối 16/8 âm lịch (những năm trước đây diễn ra vào buổi sáng) và sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương, các đài địa phương lân cận và trên một số nền tảng số. Các hoạt động tập trung được diễn ra từ 19h30’ - 23h00’. Ảnh: Lâm Phùng.

Trong đó, Lễ tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Lễ khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 được tổ chức vào buổi tối 16/8 âm lịch (những năm trước đây diễn ra vào buổi sáng) và sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương, các đài địa phương lân cận và trên một số nền tảng số. Các hoạt động tập trung được diễn ra từ 19h30’ - 23h00’. Ảnh: Lâm Phùng.

Bên cạnh đó, Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước tới nay với 65 gian hàng, trong đó 35 gian hàng bày bán các sản phẩm của Hải Dương và 30 gian hàng của các địa phương trong cả nước, vị trí cạnh đê sông Thương, được khai mạc đồng thời vào tối 16/8. Ảnh: Thùy Liên.

Bên cạnh đó, Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước tới nay với 65 gian hàng, trong đó 35 gian hàng bày bán các sản phẩm của Hải Dương và 30 gian hàng của các địa phương trong cả nước, vị trí cạnh đê sông Thương, được khai mạc đồng thời vào tối 16/8. Ảnh: Thùy Liên.

Cùng với các nghi thức, nghi lễ truyền thống (Liên hoan hầu Thánh, các lễ rước, lễ tế, lễ cầu an và hội hoa đăng, lễ hội quân, bắn pháo bông, trò chơi dân gian, múa rối nước…) còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ trải đều trong thời gian diễn ra lễ hội. Ảnh: Thùy Liên.

Cùng với các nghi thức, nghi lễ truyền thống (Liên hoan hầu Thánh, các lễ rước, lễ tế, lễ cầu an và hội hoa đăng, lễ hội quân, bắn pháo bông, trò chơi dân gian, múa rối nước…) còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ trải đều trong thời gian diễn ra lễ hội. Ảnh: Thùy Liên.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương cũng đang chỉ đạo, dàn dựng hoạt cảnh “Hùng khí Lục đầu giang” tái hiện cảnh Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương chỉ huy, chiến đấu chiến thắng giặc Nguyên - Mông để khai mạc lễ tưởng niệm, cùng một số hoạt động liên quan… Ảnh: Thùy Liên.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương cũng đang chỉ đạo, dàn dựng hoạt cảnh “Hùng khí Lục đầu giang” tái hiện cảnh Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương chỉ huy, chiến đấu chiến thắng giặc Nguyên - Mông để khai mạc lễ tưởng niệm, cùng một số hoạt động liên quan… Ảnh: Thùy Liên.

Hòa Phùng

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/khong-khi-chuan-bi-don-le-hoi-mua-thu-lon-nhat-o-hai-duong-post26991.html