Các loại rau đắng: Rau đắng, cải tàu bay, rau diếp cá, bồ công anh, củ cải trắng… đều thuộc top thực phẩm vô cùng hữu ích. Các loại rau củ có vị đắng này không chỉ bảo vệ lá gan khỏe mạnh mà còn giúp kiểm soát lượng cholesterol, đường có trong máu và chuyển hóa chất béo, ngăn chặn tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu… cho một cơ thể khỏe mạnh.
Mướp đắng hay khổ qua chứa phyto, thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ. Mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức chịu đựng. Loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho làn da sáng tự nhiên.
Cải xoăn Kale: Trong thành phần của rau cải xoăn Kale chứa hàm lượng cao lutein, một chất chống lại quá trình oxy hóa tốt cho mắt của con người. Khi bạn ăn cải xoăn kale sẽ giúp bổ sung chất lutein mỗi ngày. Bạn có thể tìm thấy lượng lutein này trong nửa bát cải xoăn, vitamin A, vitamin k là chất cần thiết của con người.
Rau cần tây có vị đắng nhẹ, không quá nồng và có đến hơn 95% là nước nên sẽ phụ trách việc cung cấp nước cho các bộ phận cơ thể hoạt động được trơn tru và tươi mát hơn. Bên cạnh đó, mỗi cây cần rây chỉ chứa khoảng 4 calo, đó là lý do vì sao nhiều người ưa chuộng loại rau này để hỗ trợ trong công cuộc giảm cân, giữ gìn vóc dáng.
Bông cải xanh: Trong thành phần của rau bông cải xanh hay còn gọi là rau súp lơ có chứa một chút vị đắng, không nhiều như rau cải xoăn hay mướp đắng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, khi bạn ăn súp lơ xanh giúp bảo vệ chúng ta khỏi ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt, bàng quang và tuyến tụy. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin C, K, A và kali.
Rau má: Trong thành phần dinh dưỡng của rau má có tính hàn, giải nhiệt giúp cho con người chống lại quá trình lão hóa giúp duy trì sự trẻ trung. Khi bạn uống nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp tốt cho sức khỏe.
Măng tây: Giá trị dinh dưỡng có trong măng tây rất dồi dào, phong phú. Tuy có vị đắng nhưng dịu, có tính mát giúp kích thích sự thèm ăn và tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, măng tây còn tăng lợi tiểu, duy trì huyết áp ổn định và giảm áp lực cho hệ tim mạch.
Cà tím: Cà tím cung cấp nhiều dinh dưỡng thực vật, trong đó có các thành phần như nasunin và axit chlorogenic. Nó chứa nhiều vitamin K, đồng, vitamin C, vitamin B6, folate và niacin rất tốt cho xương. Cà tím giúp cải thiện lưu lượng máu.
Nghệ: Được biết đến là loại gia vị quan trọng có khả năng chữa bệnh. Nghệ có vị đắng, giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa sỏi mật, duy trì dạ dày, hệ thống tiêu hóa, ruột và gan khỏe mạnh.
Hạt vừng: Hạt vừng giàu mangan, đồng, canxi, magiê, sắt và phốt pho, giúp làm giảm đau viêm khớp dạng thấp, bảo vệ tế bào ruột kết khỏi ung thư và ngăn ngừa tăng huyết áp.
Vỏ cam quýt có vị đắng do nồng độ flavonoid cao. Chất chống oxy hóa trong vỏ cam quýt có tác dụng giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại ung thư.
Quả nam việt quất mọng đỏ đắng, có thể ăn sống, nấu chín, sấy hoặc ép khô. Quả nam việt quất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tốt cho tim. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Thảo Nguyên