Không ngừng nỗ lực học và làm theo Bác

Trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Nhớ về Bác, chúng ta nguyện tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để xây dựng quê hương Đất Tổ ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với lời căn dặn của Người trong những lần về thăm và làm việc tại tỉnh.

Khắc ghi lời Bác dạy, thành phố Việt Trì ngày càng phát triển văn minh, hiện đại.(baophutho.vn) - Trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Nhớ về Bác, chúng ta nguyện tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để xây dựng quê hương Đất Tổ ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với lời căn dặn của Người trong những lần về thăm và làm việc tại tỉnh.

Nơi ra đời những sắc lệnh quan trọng
Năm 1947, trong hành trình từ Hà Nội lên Việt Bắc cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo toàn dân kháng chiến, từ ngày 4/3- 1/4/1947, Bác Hồ đã dừng chân tại ba điểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là xã Cổ Tiết (nay là xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông); xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì và xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng. Từ ngày 4 đến 18/3/1947, Bác đã ở lại hai gia đình gồm nhà cụ Nguyễn Liên, ở xóm Ghềnh và cụ Hoàng Văn Nguyện ở xóm Đồi xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông. Trong 14 ngày ở nhà cụ Nguyện, với bí danh là “Xuân”, Bác đã làm việc rất nhiều và dành thời gian đọc lịch sử Việt Nam, nghiên cứu cách đánh giặc của các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung; dịch nốt phần cuối cuốn sách “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của Mác - Ăngghen. Bác cũng đã cho công bố một số tài liệu như: Mười vấn đề cần thiết trong kháng chiến; thư gửi đồng bào hậu phương, nhắc đồng bào giúp đỡ người tản cư; thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ; thư gửi đồng bào toàn quốc sau trận Pháp tấn công vào Hà Nội; ký Sắc lệnh số 298 ngày 16/3/1947 về việc thành lập Ngoại thương cục; thư gửi Bộ Nội vụ nhắc nhở việc củng cố các Ủy ban hành chính…Tại đây, Bác đã đặt tên gọi đầy ý nghĩa cho tám đồng chí cùng đi là Trường- Kỳ- Kháng- Chiến- Nhất- Định- Thắng- Lợi, thể hiện rõ tư tưởng, chiến lược, đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp của Đảng và nhân dân ta. Sau khi dời nhà cụ Nguyện, Bác cùng đoàn công tác đã tới ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Văn Sỹ, xóm Hòe, xã Chu Hóa thành phố Việt Trì từ ngày 19 đến 29/3/1947. Tại đây, Người đã ký tám Sắc lệnh liên quan đến tổ chức, bộ máy, bổ nhiệm cán bộ, đảm bảo quyền tự do của nhân dân; điện chúc mừng Hội nghị liên Á; viết thư trả lời các nhà báo Pháp về cuộc chiến tranh phi nghĩa của Thực dân Pháp tại Việt Nam; gửi thư cho Báo Vệ quốc quân nói về 12 điều răn với chiến sĩ Vệ quốc quân; hoàn thành tác phẩm “Đời sống mới”; đặc biệt tại đây, Bác đã có điện văn gửi đồng bào miền Nam sau đúng 100 ngày thực hiện Lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” của Bác. Giới thiệu với chúng tôi căn phòng Bác Hồ từng sống và làm việc trong mấy ngày ở tại gia đình cụ Nguyễn Hữu Đa, xóm Đình Mụ, xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, ông Nguyễn Hữu Thắng, cháu nội cụ Nguyễn Hữu Đa cho biết: Tuy sống và làm việc ở đây có mấy ngày song Bác đã tận dụng từng phút, từng giây để nghiên cứu, ký hai Sắc lệnh quan trọng là Sắc lệnh số 39/SL: Hủy bỏ tất cả các kiểu tem trước bạ và giấy tín chỉ đã lưu hành trước ngày 19/12/1946, ấn định cách thức thu thuế, tem trước bạ mới; Sắc lệnh số 40/SL: Cho phép một kiều dân Trung Hoa được nhập quốc tịch Việt Nam.Đưa gia đình từ thành phố Việt Trì đến Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng để thắp hương và thăm quan nơi Bác Hồ từng sống và làm việc, chị Lê Thị Tố Uyên ở khu 14, phường Thanh Miếu cho biết: Mỗi năm vào dịp sinh nhật Bác, tôi thường đưa các con, cháu đi thăm các Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để con, cháu hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Người. Việc thăm quan các Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp tôi hiểu biết thêm về những công việc quan trọng khi Bác dừng chân tại mảnh đất nguồn cội dân tộc.

ĐVTN xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng thường xuyên vệ sinh sạch, đẹp Khu di tích lưu niệm Hồ Chí Minh.
Sáng tạo những cách làm hay trong làm theo Bác
Đồng chí Trần Thị Thu Hằng- Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đoan Hùng cho biết: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ba lần đến thăm và làm việc tại Đoan Hùng, lần đầu Bác ở xã Yên Kiện, lần thứ hai vào ngày 18 tháng 9 năm 1954, Bác thăm đơn vị Bộ đội tình nguyện ở Lào mới về nước, đang học tập chính trị tại đồi chè thôn Kim Lăng, xã Chân Mộng. Lần thứ ba Bác đến thăm HTX Đồng Tâm (nay là thị trấn Đoan Hùng) vào ngày 21/3/1961. Khắc ghi lời Bác dạy, huyện đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII, khóa XIII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Từ đó, nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị đi và chiều sâu, có hiệu quả, Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành Kế hoạch thực hiện. Các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng đã hướng dẫn việc học tập và cụ thể hóa từng chuyên đề gắn với tình hình thực tiễn tại địa phương; tiến hành rà soát, bổ sung, đưa nội dung học tập và làm theo vào chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp gắn với việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đồng chí Lê Văn Phượng- TUV, Bí thư Huyện ủy Đoan Hùng cho biết: Để lan tỏa việc học và làm theo Bác, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định khâu đột phá trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị là nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, địa phương, đơn vị; thực hiện tốt đạo đức công vụ, xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tụy, liêm khiết, gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ nhân dân. Trên cơ sở đó, các chi, Đảng bộ cơ sở, các cơ quan, đơn vị trong huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện khâu đột phá cho cả nhiệm kỳ và theo từng năm, tạo sự chuyển biến rõ nét trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là việc đổi mới phong cách, tác phong gần dân, lắng nghe, đối thoại với nhân dân; chống bệnh thành tích, hình thức; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt trong công việc, nói đi đôi với làm. Vinh dự được chín lần đón Bác về thăm và làm việc, Phú Thọ hôm nay đã có nhiều khởi sắc. Khắc ghi lời dạy của Bác, các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở luôn sáng tạo những cách làm hay để lan tỏa tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Chi Hương

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/chinh-tri/hoc-va-lam-theo-bac/202205/khong-ngung-no-luc-hoc-va-lam-theo-bac-184364