Không phải con trai, Chu Nguyên Chương truyền ngôi cho ai?

Hoàng đế khai quốc nhà Minh Chu Nguyên Chương có tới 26 con trai. Tuy nhiên, ông hoàng này không truyền ngôi cho người con trai nào mà chọn người kế vị là cháu nội. Vì sao lại vậy?

Xuất thân trong một gia đình bần nông, Chu Nguyên Chương từng bước vươn lên, gây dựng sự nghiệp. Bằng tài trí, mưu lược hơn người, ông đã sáng lập nên nhà Minh, trị vì đất nước từ năm 1368 - 1398. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương trở thành một trong số ít hoàng đế xuất thân từ tầng lớp thấp trong xã hội thay vì được truyền ngôi hoặc có gia thế hiển hách.

Xuất thân trong một gia đình bần nông, Chu Nguyên Chương từng bước vươn lên, gây dựng sự nghiệp. Bằng tài trí, mưu lược hơn người, ông đã sáng lập nên nhà Minh, trị vì đất nước từ năm 1368 - 1398. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương trở thành một trong số ít hoàng đế xuất thân từ tầng lớp thấp trong xã hội thay vì được truyền ngôi hoặc có gia thế hiển hách.

Được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc, hoàng đế Chu Nguyên Chương đã gây dựng nền móng vững chắc cho nhà Minh, tạo ra thời kỳ thái bình, thịnh vượng. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là “Hồng Vũ chi trị”.

Được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc, hoàng đế Chu Nguyên Chương đã gây dựng nền móng vững chắc cho nhà Minh, tạo ra thời kỳ thái bình, thịnh vượng. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là “Hồng Vũ chi trị”.

Giống như nhiều hoàng đế, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương coi việc chọn lựa người kế vị là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ông hoàng này có tất cả 26 người con trai. Thế nhưng, cuối cùng, Minh Thái Tổ nhường ngôi cho cháu nội là Chu Doãn Văn. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Chu Nguyên Chương lại đưa ra quyết định như vậy. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các ghi chép, sử liệu về cuộc đời ông hoàng này.

Giống như nhiều hoàng đế, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương coi việc chọn lựa người kế vị là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ông hoàng này có tất cả 26 người con trai. Thế nhưng, cuối cùng, Minh Thái Tổ nhường ngôi cho cháu nội là Chu Doãn Văn. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Chu Nguyên Chương lại đưa ra quyết định như vậy. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các ghi chép, sử liệu về cuộc đời ông hoàng này.

Theo đó, giới nghiên cứu phát hiện Minh Thái Tổ ban đầu chọn người kế vị theo chế độ lập con trưởng làm thái tử giống như nhiều hoàng đế khác. Con trai trường của ông là Chu Tiêu được hoàng đế sáng lập nhà Minh đặt nhiều kỳ vọng sẽ tiếp bước mình. Thế nhưng, Chu Tiêu không may qua đời sớm vì bệnh tật. Cái chết của con trai trưởng khiến Chu Nguyên Chương đau xót, bàng hoàng.

Theo đó, giới nghiên cứu phát hiện Minh Thái Tổ ban đầu chọn người kế vị theo chế độ lập con trưởng làm thái tử giống như nhiều hoàng đế khác. Con trai trường của ông là Chu Tiêu được hoàng đế sáng lập nhà Minh đặt nhiều kỳ vọng sẽ tiếp bước mình. Thế nhưng, Chu Tiêu không may qua đời sớm vì bệnh tật. Cái chết của con trai trưởng khiến Chu Nguyên Chương đau xót, bàng hoàng.

Sau một thời gian xem xét các "ứng viên" để trở thành hoàng đế thứ hai của nhà Minh, Minh Thái Tổ quyết định sắc phong cháu nội Chu Doãn Văn làm thái tử. Chu Doãn Văn là con trai cả của Chu Tiêu. Sở dĩ Chu Nguyên Chương chọn người cháu nhỏ tuổi làm Thái tử thay vì các con trai khác được cho là vì 2 nguyên nhân.

Sau một thời gian xem xét các "ứng viên" để trở thành hoàng đế thứ hai của nhà Minh, Minh Thái Tổ quyết định sắc phong cháu nội Chu Doãn Văn làm thái tử. Chu Doãn Văn là con trai cả của Chu Tiêu. Sở dĩ Chu Nguyên Chương chọn người cháu nhỏ tuổi làm Thái tử thay vì các con trai khác được cho là vì 2 nguyên nhân.

Đầu tiên là Minh Thái Tổ vẫn nhất quyết tuân theo nguyên tắc là lập con trưởng làm người kế vị. Quyết định này nhằm đảm bảo trật tự trong hoàng thất, ngăn chặn các hoàng tử khác âm mưu tranh quyền đoạt vị. Nguyên nhân thứ hai là vì để củng cố hoàng thất nhà Minh. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã phong cho các con trai làm Phiên vương. Mỗi người được ông hoàng này cấp đất phong và ban cho một đội quân riêng để bảo vệ.

Đầu tiên là Minh Thái Tổ vẫn nhất quyết tuân theo nguyên tắc là lập con trưởng làm người kế vị. Quyết định này nhằm đảm bảo trật tự trong hoàng thất, ngăn chặn các hoàng tử khác âm mưu tranh quyền đoạt vị. Nguyên nhân thứ hai là vì để củng cố hoàng thất nhà Minh. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã phong cho các con trai làm Phiên vương. Mỗi người được ông hoàng này cấp đất phong và ban cho một đội quân riêng để bảo vệ.

Nếu một trong các con trai của Chu Nguyên Chương được chọn làm Thái tử sau khi con trai trưởng chết thì thái ấp đó sẽ bị bỏ trống, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong số này có việc nhiều hoàng tử khác có thể nổi lòng tham, gây ra cuộc chiến ngai vàng đẫm máu.

Nếu một trong các con trai của Chu Nguyên Chương được chọn làm Thái tử sau khi con trai trưởng chết thì thái ấp đó sẽ bị bỏ trống, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong số này có việc nhiều hoàng tử khác có thể nổi lòng tham, gây ra cuộc chiến ngai vàng đẫm máu.

Dù Chu Doãn Văn còn nhỏ tuổi nhưng sớm bộc lộ sự thông minh, hiếu học và có tính cách nhân hậu. Chu Nguyên Chương cho rằng, đây là người kế vị hoàn hảo của mình nên dốc sức dạy dỗ cháu nội trở thành bậc quân vương xuất chúng.

Dù Chu Doãn Văn còn nhỏ tuổi nhưng sớm bộc lộ sự thông minh, hiếu học và có tính cách nhân hậu. Chu Nguyên Chương cho rằng, đây là người kế vị hoàn hảo của mình nên dốc sức dạy dỗ cháu nội trở thành bậc quân vương xuất chúng.

Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doãn Văn đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Tuy nhiên, Chu Doãn Văn chỉ tại vị được 4 năm thì bị người chú là Chu Đệ lật đổ. Chu Đệ được là người con có tài nhất của Chu Nguyên Chương và có nhiều tham vọng nên không cam tâm để ngai vàng rơi vào tay người cháu.

Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doãn Văn đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Tuy nhiên, Chu Doãn Văn chỉ tại vị được 4 năm thì bị người chú là Chu Đệ lật đổ. Chu Đệ được là người con có tài nhất của Chu Nguyên Chương và có nhiều tham vọng nên không cam tâm để ngai vàng rơi vào tay người cháu.

Theo đó, sau khi cướp ngôi từ Chu Doãn Văn, Chu Đệ đăng cơ lên ngôi báu. Cái chết của Chu Doãn Văn sau biến cố lịch sử này đến nay vẫn còn là bí ẩn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Theo đó, sau khi cướp ngôi từ Chu Doãn Văn, Chu Đệ đăng cơ lên ngôi báu. Cái chết của Chu Doãn Văn sau biến cố lịch sử này đến nay vẫn còn là bí ẩn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/khong-phai-con-trai-chu-nguyen-chuong-truyen-ngoi-cho-ai-2079352.html