Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé: Năm 2024 diện tích rừng tăng 12,40 ha

Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé là một trong những khu rừng đặc dụng lớn của cả nước và là khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Điện Biên có tầm ảnh hưởng lớn đối với môi trường sinh thái của địa phương. Năm 2024, Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đã thực hiện hiệu quả các các nhiệm vụ trọng tâm đề ra.

Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng, là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng các cấp và là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Ngay từ đầu năm, đơn vị đã chủ động ban hành các kế hoạch và đề ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời tham mưu cho UBND các xã nằm trong Khu bảo tồn ban hành hàng loạt văn bản trong công tác quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng.

Phối hợp hiệu quả với các xã vùng đệm và đơn vị lực lượng chức năng đứng chân trên địa bàn thực hiện công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.

Để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật lâm nghiệp, đa dạng sinh học và các văn bản triển khai của ngành, của địa phương tới cộng đồng, hộ gia đình và các bản vùng đệm. Trong năm 2024 đơn vị đã tổ chức được 73 buổi tuyên truyền với sự tham gia của 4.228 lượt người. Vận động 1.970 hộ gia đình ký cam kết bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng. Triển khai thực hiện biên soạn nội dung tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm nâng cao nhận thức của người dân các bản vùng đệm trong việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ,... động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật lâm nghiệp, bảo vệ động vật hoang dã và chi trả dịch vụ môi trường rừng,…

Công tác phát triển rừng được đặc biệt chú trọng. Đến thời điểm hiện tại, đã thực hiện xong công tác trồng 100 ha rừng thuộc khu xã Sín Thầu, đồng thời tiếp tục thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên trồng bổ sung rừng năm thứ 3 với diện tích 776,49 ha, năm thứ 2 với diện tích 201,01 ha.

Công tác theo dõi diễn biến rừng và đất nông nghiệp được thực hiện chặt chẽ. Tính đến thời điểm nay, tổng diện tích tự nhiên Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé 46,73 ha, trong đó, đất có rừng 36,108 ha, độ che phủ rừng đạt 77,27% (tăng 0,01% so với năm 2023). Diện tích rừng tăng 12,4 ha.

Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã công nhận 3 loại cây trội (Sâng, Chò chỉ, Giổi Găng)…tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã công nhận 3 loại cây trội (Sâng, Chò chỉ, Giổi Găng)…tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Đối với công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, trong năm 2024, Khu dữ trữ thiên nhiên Mường Nhé đã triển khai các nhiệm vụ điều tra, giám sát một số loài động vật nguy cấp, quý hiếm nhằm xây dựng chương trình giám sát và đưa ra các giải pháp bảo vệ; Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao; Điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn một số loại thực vật đặc hữu, quý hiếm. Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã công nhận 3 loại cây trội (Sâng, Chò chỉ, Giổi Găng)…

Năm 2024, Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé thực hiện khoán bảo vệ rừng đối với diện tích 28,311ha (chiếm 78,4%); diện tích rừng đơn vị tự bảo vệ 7,793,2 ha (chiếm 21,6%). Năm 2024, đơn vị đã thanh toán tiền công bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng đợt 2 năm 2023 tổng số tiền là 16,2 tỷ đồng. Với diện tích rừng đã nhận khoán, đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và thanh toán tiền công bảo vệ rừng cho bên nhận khoán đảm bảo công khai, chính xác, kịp thời. Đồng thời phối hợp với các hộ dân nhận khoán bảo vệ, tuần tra, canh gác tại các cửa rừng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hanh vi khai thác rừng trái phép.

Đối với chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, đơn vị đã triển khai thực hiện hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư vùng đệm theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trong năm 2024 gắn với cam kết thực hiện bảo vệ rừng của các cộng đồng vùng đệm. Đã hỗ trợ nâng cao năng lực phát triển sản xuất, hỗ trợ vật liệu xây dựng, số bản được hỗ trợ 28/28 vùng đệm, mức hỗ trợ là 40 triệu đồng mỗi bản/năm.

Nhìn chung, năm 2024, với đơn vị đã thực hiện hiệu quả các các nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật, tình trạng khai thác, vận chuyển tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp, tình trạng săn bắt, bẫy, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã. Đồng thời luôn nỗ lực để đảm bảo cho sự phát triển, tính bảo tồn của hệ sinh thái rừng nói chung và đa dạng về loài thực vật bậc cao ở cực Tây Tổ quốc. Trong đó, có sự sống, sự xuất hiện của một số loài động vật hoang dã có giá trị bảo tồn cao thuộc Sách Đỏ Việt Nam.

Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học trên phạm vi diện tích 46.730,51 ha, trải dài qua 5 xã Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và xã Nậm Kè của huyện Mường Nhé; phạm vi ranh giới tiếp giáp với CHND Trung Hoa (0,5km) và CHDCND Lào (84km). Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé được xếp vào trong những khu rừng đặc dụng lớn của cả nước và là khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh có tầm ảnh hưởng lớn đối với môi trường sinh thái.

Hệ sinh thái rừng ở đây nằm trong thảm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới với 742 loài thực vật, 257 loài chim, 130 loài thú và bò sát, trong đó, các loại cây như: Pơ mu, dổi, trầm hương, de, lát hoa... và 458 loài động vật hoang dã, trong đó, có 97 loài có giá trị bảo tồn cao thuộc Sách Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam.

Hoa Lê

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/khu-bao-ton-thien-nhien-muong-nhe--nam-2024-dien-tich-rung-tang-12-40-ha-130370.htm