Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận cá thể khỉ đực: Động vật rừng nguy cấp!

Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận một cá thể khỉ đực nặng khoảng 10 kg do người chủ giao nộp. Trước đó, nó từng tấn công người chủ. Con khỉ này thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Vào ngày 21/8, anh Nguyễn Tiến Dũng (37 tuổi, ngụ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã liên hệ, bàn giao cá thể khỉ đực nặng khoảng 10 kg cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.

Vào ngày 21/8, anh Nguyễn Tiến Dũng (37 tuổi, ngụ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã liên hệ, bàn giao cá thể khỉ đực nặng khoảng 10 kg cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.

Sau khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đưa về Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã ở Củ Chi để kiểm tra sức khỏe, chăm sóc trước khi thả cá thể khỉ đực trên về môi trường tự nhiên.

Sau khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đưa về Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã ở Củ Chi để kiểm tra sức khỏe, chăm sóc trước khi thả cá thể khỉ đực trên về môi trường tự nhiên.

Theo lời kể của anh Nguyễn Tiến Dũng, con khỉ đực được gia đình nuôi khoảng 8 năm nay. Cách đây 3 năm, anh bị nó cắn do bất cẩn cho lúc cho ăn. Vì vậy, anh phải khâu hơn 10 mũi và sau 1 tháng mới bình phục.

Theo lời kể của anh Nguyễn Tiến Dũng, con khỉ đực được gia đình nuôi khoảng 8 năm nay. Cách đây 3 năm, anh bị nó cắn do bất cẩn cho lúc cho ăn. Vì vậy, anh phải khâu hơn 10 mũi và sau 1 tháng mới bình phục.

Với mong muốn con khỉ có cuộc sống tốt hơn, anh Nguyễn Tiến Dũng đã liên hệ với cục Kiểm lâm TP.HCM để bàn giao.

Với mong muốn con khỉ có cuộc sống tốt hơn, anh Nguyễn Tiến Dũng đã liên hệ với cục Kiểm lâm TP.HCM để bàn giao.

Cá thể khỉ đực mà anh Nguyễn Tiến Dũng tự nguyên giao nộp là khỉ đuôi dài, có tên khoa học là Macaca fascicularis.

Cá thể khỉ đực mà anh Nguyễn Tiến Dũng tự nguyên giao nộp là khỉ đuôi dài, có tên khoa học là Macaca fascicularis.

Khỉ đuôi dài là động vật rừng thuộc nhóm IIB (Danh mục loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm).

Khỉ đuôi dài là động vật rừng thuộc nhóm IIB (Danh mục loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm).

Loài khỉ đuôi dài thường có lông màu nâu xám hay nâu phớt đỏ. Lông trên đầu mọc hướng về sau.

Loài khỉ đuôi dài thường có lông màu nâu xám hay nâu phớt đỏ. Lông trên đầu mọc hướng về sau.

Cá thể khi đuôi dài đực trưởng thành thường có hai chỏm lông trắng trên miệng ở hai bên như bộ ria. Trong khi đó, con cái có lông quanh miệng thưa hơn. Loài khỉ này có đuôi khá dài. Chiều dài đuôi thường khoảng 3/4 hoặc hơn so với chiều dài cơ thể. Đuôi tròn, to khỏe, mập gốc.

Cá thể khi đuôi dài đực trưởng thành thường có hai chỏm lông trắng trên miệng ở hai bên như bộ ria. Trong khi đó, con cái có lông quanh miệng thưa hơn. Loài khỉ này có đuôi khá dài. Chiều dài đuôi thường khoảng 3/4 hoặc hơn so với chiều dài cơ thể. Đuôi tròn, to khỏe, mập gốc.

Khỉ đuôi dài sống trong các khu rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa. Chúng thường sống thành đàn.

Khỉ đuôi dài sống trong các khu rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa. Chúng thường sống thành đàn.

Thức ăn chủ yếu của khỉ đuôi dài là các loại quả cây rừng, cá, thân mềm. Loài khỉ này sống khá thọ khi có thể sống tới 37 - 38 năm.

Thức ăn chủ yếu của khỉ đuôi dài là các loại quả cây rừng, cá, thân mềm. Loài khỉ này sống khá thọ khi có thể sống tới 37 - 38 năm.

Mời độc giả xem video: Độc, lạ tiệc buffet dành cho khỉ. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kiem-lam-tphcm-tiep-nhan-ca-the-khi-duc-dong-vat-rung-nguy-cap-1740454.html