Kiếm tiền khủng mùa Tết
Cận Tết nguyên đán một số nghề như sửa quần áo, giày dép...khách đến nườm nượp
3 đời sửa giày dép
Tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt, đường Hà Huy Tập phường 3, thành phố Bạc Liêu là nơi có nhiều người sửa giầy, dép chọn làm địa điểm “kiếm sống” vì có nhiều người qua lại. Lặng lẽ ngồi giữa phố thị đông đúc, hàng ngày những người làm nghề sửa giầy, dép vẫn cần mẫn xỏ từng mũi kim, đường chỉ để biến những đôi giầy, dép tưởng như bỏ đi trở nên lành lặn, bền chắc.
Là dân “lão làng” với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề sửa giày, dép hơn ai hết ông Tạ Minh Chánh hiểu hết mọi thứ sướng, khổ của nghề. Ông Chánh cho biết, nghề sửa giày, vá dép này là cha truyền con nối, tới đời của anh là đời thứ ba mưu sinh nơi góc phố này. Thoạt nhìn thì cứ tưởng nghề sửa giầy, dép đơn giản và dễ ăn lắm, chỉ cần chọn địa điểm thuận lợi, bày biện một cái tủ nhỏ, vài cái ghế cho khách cùng kìm, kéo, keo và một miếng vỏ xe là xong, nhưng kỳ thật không đơn giản nó đòi hỏi phải tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ. Phải rành rẽ nhiều cách may cho từng loại giầy, dép cụ thể thì đôi giày, đôi dép mới đẹp được. Chưa kể nghề này phải ngồi ở ngoài đường tiếp xúc khói bụi, mưa nắng. Muốn thạo nghề phải có thời gian vừa làm vừa học từ ít nhất vài năm”, ông Chánh nói.
So với ngày thường, mùa Tết này lượng khách mang giày, dép đến may, sửa tăng đột biến vì thế đây cũng là mùa “hốt bạc” của vợ chồng ông, trung bình mỗi ngày oonh kiếm từ 500 đến 700 ngàn đồng, có hôm trúng mánh kiếm được cả triệu đồng một ngày.
“Vợ chồng tôi cũng không có nghề nghiệp gì ổn định nên tôi theo nghề sửa giầy, dép như ba chồng tôi. Nghề này tuy vất vả nhưng sống cũng được. Nhờ nó mà vợ chồng tôi mới nuôi được hai đứa con đi học phổ thông”, bà Nga vợ ông Chánh cho biết.
Dưới cái nắng oi bức của buổi trưa, bên tiệm sửa giày dép của mình ông Võ Minh Luân cần mẫn may từng mũi kim vào đôi dép cũ để kịp giao cho khách. Gọi là tiệm, nhưng thực chất nơi đây chỉ là một góc nhỏ với vài ba thứ đồ nghề giản đơn như: Một cái kệ gỗ, kim khâu, kìm, đinh, vài cuộn chỉ, dăm ba chai keo dán sắt, vài miếng cao su cắt từ lốp ô tô cũ gập tròn để phục vụ công việc.
Ông Luân cho biết, giá mỗi lần may, hay dán keo, đóng đế giầy dép dao động từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng đôi. Trung bình, mỗi ngày ông kiếm được vài chục ngàn đến 100 ngàn ngày. Dịp tết, khách đến may giầy dép đông gấp 3-4 lần, nên mỗi ngày ông kiếm vài trăm ngàn.
Đến sửa giầy dép ngoài số ít người khá giả, phần lớn khách hàng là công nhân, dân lao động nghèo.
“Giá mỗi lần may, hay dán keo, đóng đế giầy dép dao động từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng đôi. Trung bình, mỗi ngày ông kiếm được vài chục ngàn đến 100 ngàn ngày. Dịp tết, khách đến may giầy dép đông gấp 3-4 lần, nên mỗi ngày ông kiếm vài trăm ngàn. Số tiền này giúp gia đình ông trang trải cuộc sống và có tiền sắm tết”.
Khách sửa quần áo nườm nượp
Cùng với khách sửa giầy dép, khách đến sửa quần áo những ngày này đông gấp 3-4 lần. Có cửa hàng có tới 6 đến 7 người thợ cùng nhau sửa quần áo vẫn không hết việc.
Với bàn máy may nhỏ đặt ở đường Hai Bà Trưng, phường 3, thành phố Bạc Liêu đã giúp anh Tô Phương Bắc có nguồn thu nhập đều đặn khoảng 200.000 - 300.000 đồng/ngày từ nghề sửa quần áo.
Anh Phương Bắc được nhiều người biết đến là tay thợ sửa quần áo có tiếng bởi sự tinh tế ở những đường kim mối chỉ, làm hài lòng khách hàng. Trong những ngày giáp Tết lượng khách tăng gấp 2 - 3 lần, gần như kín lịch, nhờ đó thu nhập cũng khá hơn.
Theo anh Bắc, gần Tết nên đa phần khách hàng mang đến quần áo mới muốn chỉnh sửa lại kích thước, kiểu dáng cho vừa vặn, đẹp mắt hơn. So với thường ngày, thời điểm này có nhiều món đồ với chi tiết cầu kỳ, sành điệu hơn, đòi hỏi người thợ cần nhiều thời gian để sửa chữa.
“Nếu từng làm thợ may thì nghề này không khó, nhưng để tạo ra một sản phẩm đẹp, ưng ý khách hàng thì mỗi người thợ phải khéo léo, tinh tế trong việc nắm bắt sở thích và nhu cầu của khách. Đặc biệt phải tỉ mỉ trong từng đường kim, mũi chỉ để khách hàng hài lòng và quay lại vào những lần sau”, ông Bắc chia sẻ.
Tại đường Trần Huỳnh, gần Quảng Trường Hùng Vương phường 3, thành phố Bạc Liêu những ngày này nhiều người không khỏi phải ngỡ ngàng khi thấy tại những tiệm sửa quần áo, khách nườm nượp đi ra đi vào, áo quần đang đợi sửa cũng xếp thành chồng.
Theo anh Đỗ Thanh Sơn, chủ một cửa hàng dịch vụ sửa quần áo ở đây cho biết, hiện tiệm có 6 thợ chuyên sửa quần áo đã làm việc từ 7 giờ đến 20 giờ mỗi ngày, chủ yếu sửa quần áo cho các shop thời trang và khách hàng đến chỉnh sửa quần áo mới mua cho vừa vặn như bóp lưng, vắt sổ, thay dây kéo,… với giá từ 20.000- 50.000 đ/ lần sửa.
“Thông thường, khách hàng tìm đến tiệm tôi là những công nhân lao động,anh Sơn nói.
Gần đó, chị Nguyễn Phương Mai cũng làm nghề sửa quần áo hơn 10 năm. Chị Mai cho biết: Nếu từng làm thợ may thì nghề này không khó, nhưng để tạo ra một sản phẩm đẹp, ưng ý khách hàng thì mỗi người thợ phải khéo léo, tinh tế trong việc nắm bắt sở thích và nhu cầu của khách. Mỗi ngày tôi kiếm được 700 đến 800 ngàn dịp tết”, chị Mai chia sẻ.
Ngày cuối năm với biết bao lo toan bận rộn, vậy mà phố phường vẫn chỉ chầm chậm trôi trong những khoảng lặng bình yên của một thứ nghề như thế...
Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/kiem-tien-khung-mua-tet-10271536.html