Kiên Giang thả gần 10 triệu con giống về tự nhiên tái tạo nguồn lợi thủy sản

Ngày 1/4, Hội Nghề cá tỉnh Kiên Giang và Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Kiên Giang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hoạt động thả con giống về vùng biển tự nhiên.

Hoạt động thả tôm, cua giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được nhiều tổ chức, cá nhân tích cực tham gia ủng hộ. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Hoạt động thả tôm, cua giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được nhiều tổ chức, cá nhân tích cực tham gia ủng hộ. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam (1/4/1959 – 1/4/2025), ngày 1/4, tại cảng cá Xẻo Nhàu (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), Hội Nghề cá tỉnh Kiên Giang và Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Kiên Giang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hoạt động thả con giống về vùng biển tự nhiên.

Ông Quảng Trọng Thao, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Kiên Giang cho biết, khoảng 10 năm nay, cứ vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống ngày thủy sản Việt Nam, Hội Thủy sản tỉnh Kiên Giang phối hợp cơ quan quản lý Thủy sản tỉnh và UBND huyện An Minh vận động người dân, doanh nghiệp tham gia hưởng ứng nhiệt tình tổ chức thả giống thủy sản tái tạo nguồn lợi tự nhiên với hàng triệu con tôm, cua giống và giống bố, mẹ.

Ngành chuyên môn và người dân tham gia thả tôm, cua giống xuống bờ sông Xẻo Nhàu. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Ngành chuyên môn và người dân tham gia thả tôm, cua giống xuống bờ sông Xẻo Nhàu. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

“Việc thả giống tải tạo thủy sản là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng nhằm phục hồi, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, góp phần tăng thu nhập cho ngư dân vùng biên biển. Từ đó giúp phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển”, ông Thao nói.

Việc thả giống tải tạo thủy sản là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng nhằm phục hồi, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, góp phần tăng thu nhập cho ngư dân vùng biên biển. Từ đó giúp phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển. Ông Tôn Văn Nghi, xã Tân Thạnh, huyện An Minh chia sẻ, gia đình sống ven khu vực rừng phòng hộ ven biển và mưu sinh chủ yếu bằng nghề ghe cào khai thác các loại tôm, cá, nghêu, sò huyết... hơn 30 năm qua. Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gia đình ông Nghi cùng nhiều ngư dân trên địa bàn không khai thác những loại hải sản còn nhỏ, không sử dụng điện khai thác nhằm tránh ảnh hưởng đến sự sống, sinh sản của các loài sinh vật và môi trường.

Tôm giống được thả xuống bờ sông Xẻo Nhàu. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Tôm giống được thả xuống bờ sông Xẻo Nhàu. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

"So với những năm 2000 trở về trước, nguồn thủy sản tự nhiên dần ít đi, một số loài gần như không còn tồn tại ở khu vực ven biển này. Vì vậy, chúng ta cùng nêu cao ý thức, trách nhiệm trong khai thác, bảo vệ các loài tôm, cá, khai thác đúng quy định, sẵn sàng phản ánh, tố giác những hành vi vi phạm để hải sản sinh sôi, phát triển bền vững, dài lâu", ông Nghi nói.

Theo ban tổ chức, kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, Hội Thủy sản tỉnh Kiên Giang phối hợp Chi cục Thủy sản, Kiểm ngư và các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương các huyện An Minh, An Biên, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận đã tích cực vận động và nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của người dân đang hoạt động trong ngành thủy sản trong và ngoài tỉnh. Đến thời điểm này có gần 100 tổ chức, cá nhân đóng góp với gần 10 triệu con tôm, cua giống để thả về môi trường tự nhiên, tái tạo nguồn lợi. Đây là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên cho hôm nay và mai sau.

Văn Sĩ/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/kien-giang-tha-gan-10-trieu-con-giong-ve-tu-nhien-tai-tao-nguon-loi-thuy-san/368393.html