Kiến nghị hủy bỏ nội dung nhà đầu tư ngoại được sở hữu không quá 35% tại doanh nghiệp xăng dầu

Ngày 29/3 vừa qua, Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính Phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 83/2014 về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

"Sở hữu không quá 35%" - Bộ Công Thương giải thích

Khi Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết có 24/25 ý kiến thống nhất thông qua. Có 1 ý kiến không đồng ý với nội dung cho phép và đề nghị chỉnh lý. Trong số ý kiến đồng ý, có 3 thành viên có thêm ý kiến góp ý với một số nội dung dự thảo Nghị định.

Tại tờ trình, Bộ Công Thương có giải thích thêm quy định cho phép huy động vốn nước ngoài nhưng không được vượt quá 35%. Đây là nội dung gây tranh cãi rất nhiều trong thời gian qua bởi đây được xem là quy định mới sẽ gây lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng, tính pháp lý và lợi ích thực chất của việc mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào doanh nghiệp trong nước.

Theo thực tế, Bộ Công Thương đã giải trình mặc dù Nghị định này mới được ban hành nhưng đã được thực hiện nhiều năm nay đối với các doanh nghiệp xăng dầu có vốn đầu tư Nhà nước như: Petrolimex có 20% là vốn nước ngoài, PVOil là 35% và BSR là 49%. Và cho đến nay các doanh nghiệp này vẫn đang trong quá trình kinh doanh và hoạt động bình thường.

Theo thống kê Petrolimex có 20% là vốn nước ngoài

Theo thống kê Petrolimex có 20% là vốn nước ngoài

Sự tham gia của Nhà đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện đáng kể công tác quản trị, giúp minh bạch hơn các báo cáo tài chính thông qua đó giúp nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh và giá trị của doanh nghiệp được tăng cao thông qua giá trị của cổ phiếu.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng là những đối tác rất am hiểu và tuân thủ quy định, pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, vì chưa có quy định chính thức về tỉ lệ năm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn vào doanh nghiệp trong nước nên dẫn đến việc cơ quan quản lý bị lúng túng khi thương thảo về vấn đề đầu tư, phát hành tăng vốn và đặc biệt là vấn đề niêm yết trên sàn chứng khoán - Bộ Công Thương đánh giá

Doanh nghiệp rất cần vốn đầu tư?

Trên thực tế, khi tham gia kinh doanh thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước hay công ty cổ phần về lĩnh vực xăng dầu đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng có nhu cầu thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến cổ phiếu của các công ty đó nhưng đều gặp khó khăn vì các quy định chưa được rõ ràng, minh bạch. Cho nên, Bộ Công Thương đã cho rằng quy định này là phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của ngành xăng dầu trong tương lai.

Bộ Công Thương cho biết: Việc quy định giới hạn chuyển nhượng cổ phần ở mức 35% sẽ giải quyết được vấn đề thu hút vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị nhưng vẫn hạn chế được mức độ can thiệp của các nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước không xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.

Việc cho phép chuyển nhượng này là hoạt động đầu tư gián tiếp và chưa cho phép doanh nghiệp được thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Việc thực hiện quyền phân phối sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam và tham gia trực tiếp triển khai các hoạt động phân phối.

Ngoài ra, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện đáng kể công tác quản trị, giúp minh bạch hơn các báo cáo tài chính, qua đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là giúp cho giá trị các doanh nghiệp gia tăng thông qua giá trị cổ phiếu.

Bộ Công Thương đánh giá: Có thể thấy các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất am hiểu và tuân thủ theo các quy định, pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, do chưa có quy định chính thức và cụ thể về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp trong nước cũng như cơ quan quản lý rất lúng túng khi thương thảo với họ về việc đầu tư, phát hành tăng vốn; đặc biệt là việc thiếu đồng nhất về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của đối tượng này khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Việc cho phép chuyển nhượng này là hoạt động đầu tư gián tiếp, chưa cho phép doanh nghiệp được trực tiếp thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Việc thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam và trực tiếp triển khai hoạt động phân phối.

Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy nội dung "cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%" cần được nghiên cứu thêm thì Bộ Công thương cũng kiến nghị bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo sửa đổi Nghị định 83.

Việc sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu vẫn chưa thể thực hiện được

Việc sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu vẫn chưa thể thực hiện được

Bộ tài chính có góp ý tại buổi dự thảo đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu có quy định kiểm soát số lượng thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để không có trường hợp số lượng thương nhân tăng nóng.

Bộ Công Thương cũng có phản hồi lại: Việc gia tăng số lượng thương nhân là phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường xăng dầu hiện nay. Cụ thể, trước năm 2015 có 23 thương nhân đầu mối và đến nay con số đã đạt là 40 cho thấy được rằng, việc gia tăng này là không lớn. So với 500 doanh nghiệp đầu mối như Trung Quốc, Singapore,... thì Việt Nam vẫn đang ở mức thấp.

Và cũng tại đây, Bộ Công Thương hứa hẹn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường công tác hậu kiểm nhằm kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, số lượng của các đầu mối kinh doanh xăng dầu này.

Tâm Phạm

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/kien-nghi-moi-cua-bo-cong-thuong-ve-kinh-doanh-xang-dau-30751.html