Kiến trúc những cung điện nổi tiếng thế giới

Những cung điện xa hoa, lộng lẫy trên thế giới tượng trưng cho sự cao quý của hoàng gia sở tại. Đặc điểm chung của những công trình này là không hề có giới hạn kinh phí xây dựng.

Cung điện Buckingham, London, Anh: Cung điện Buckingham là nơi ở của Nữ hoàng Anh, được xây dựng từ năm 1703. Đây cũng là trụ sở hành chính của chế độ quân chủ tại Anh. Ban đầu nó có tên là Buckingham House, mãi đến năm 1820 mới trở thành cung điện sau khi được vua George IV mua lại.

 Cung điện có khoảng 775 phòng, với 240 phòng ngủ (bao gồm cả khu ngủ của hoàng gia, khách và nhân viên), 78 phòng tắm và 19 phòng nhà nước. Nội thất bên trong cung điện được trang trí sa hoa, với kiến trúc Tân cổ điển sang trọng. Nhờ vậy nơi đây trở thành bối cảnh cho nhiều khoảnh khắc hoàng gia, là biểu tượng của nước Anh.

Cung điện có khoảng 775 phòng, với 240 phòng ngủ (bao gồm cả khu ngủ của hoàng gia, khách và nhân viên), 78 phòng tắm và 19 phòng nhà nước. Nội thất bên trong cung điện được trang trí sa hoa, với kiến trúc Tân cổ điển sang trọng. Nhờ vậy nơi đây trở thành bối cảnh cho nhiều khoảnh khắc hoàng gia, là biểu tượng của nước Anh.

Cung điện Schonbrunn, Vienna, Áo: Cung điện Schonbrunn là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất tại thủ đô Vienna. Ban đầu nơi đây được thiết kế như một nhà nghỉ cho hoàng gia săn bắn. Đến thế kỷ 17, hoàng đế Leopold I đã tu sửa để biến nơi đây thành một trong những cung điện lớn nhất thế giới, với 1.441 phòng đầy ấn tượng.

 Cung điện rộng lớn lưu giữ nhiều báu vật vô giá thuộc về hoàng gia Áo, đặc biệt là những tác phẩm điêu khắc gắn trên trần nhà hay hành lang. Bên trong là kiến trúc sang trọng, trần nhà được sơn tinh xảo, gương lớn và đèn chùm đều gắn pha lê lấp lánh. Nhờ vậy Schonbrunn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Cung điện rộng lớn lưu giữ nhiều báu vật vô giá thuộc về hoàng gia Áo, đặc biệt là những tác phẩm điêu khắc gắn trên trần nhà hay hành lang. Bên trong là kiến trúc sang trọng, trần nhà được sơn tinh xảo, gương lớn và đèn chùm đều gắn pha lê lấp lánh. Nhờ vậy Schonbrunn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Cung điện Versailles, Versailles, Pháp: Cung điện Versailles (hay Château de Versailles) nằm gần Paris là nơi nổi tiếng thế giới bởi sự xa hoa, lộng lẫy. Được xây dựng vào thế kỷ 17, Versailles từng là nơi sinh sống của gia đình hoàng gia Pháp. Đến cuộc cách mạng năm 1789, nơi đây bị chiếm đóng và tước đi rất nhiều tài sản quý giá.

 Ngày nay cung điện gần như khôi phục hoàn toàn, chỉ còn một số tài sản thất lạc. Một vài căn phòng bên trong cung điện được trang trí vượt trội so với phần còn lại, với đèn chùm lấp lánh và rất nhiều tác phẩm điêu khắc 2 bên. Ước tính bên trong cung điện có khoảng 5.000 món đồ nội thất cổ và 6.000 bức tranh vô giá.

Ngày nay cung điện gần như khôi phục hoàn toàn, chỉ còn một số tài sản thất lạc. Một vài căn phòng bên trong cung điện được trang trí vượt trội so với phần còn lại, với đèn chùm lấp lánh và rất nhiều tác phẩm điêu khắc 2 bên. Ước tính bên trong cung điện có khoảng 5.000 món đồ nội thất cổ và 6.000 bức tranh vô giá.

Cung điện Dolmabahçe, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Đây được xem là một trong những nơi sang trọng nhất thế giới, bao gồm 285 phòng và 46 hội trường lớn nhỏ. Nơi đây từng là trụ sở của Đế chế Ottoman. Cuối thế kỷ 18, Hoàng đế Abdulmecid I đã phải bỏ ra 14 tấn vàng để mạ trần cho cung điện.

 Thiết kế của cung điện được pha trộn phong cách Baroque, Rococo và Tân cổ điển, nhưng cũng giữ vài chi tiết kiến trúc Ottoman truyền thống. Các vật liệu đắt tiền như đá cẩm thạch Marmara và thạch cao Ai Cập đã được sử dụng khắp cung điện. Ngày nay nơi đây mở cửa cho du khách tham quan một phần, đồng thời được sử dụng cho những nghi lễ nhà nước.

Thiết kế của cung điện được pha trộn phong cách Baroque, Rococo và Tân cổ điển, nhưng cũng giữ vài chi tiết kiến trúc Ottoman truyền thống. Các vật liệu đắt tiền như đá cẩm thạch Marmara và thạch cao Ai Cập đã được sử dụng khắp cung điện. Ngày nay nơi đây mở cửa cho du khách tham quan một phần, đồng thời được sử dụng cho những nghi lễ nhà nước.

Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc: Tử Cấm Thành chính là một trong những điểm du lịch thu hút nhất tại Trung Quốc. Đây là một khu phức hợp rộng lớn với 90 cung điện, 900 tòa nhà và 10.000 phòng, rộng khoảng 73 ha. Được xây dựng từ năm 1406 - 1420, nơi đây là công trình tiêu biểu của nét kiến trúc kiểu phong kiến Trung Quốc.

 Thời phong kiến, người dân bình thường bị cấm lại gần Tử Cấm Thành. Ngày nay, nơi đây đón tiếp hàng nghìn du khách mỗi ngày. Quần thể cung điện rực rỡ sắc màu này cũng đã được xếp vào danh sách những bộ sưu tập kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Thời phong kiến, người dân bình thường bị cấm lại gần Tử Cấm Thành. Ngày nay, nơi đây đón tiếp hàng nghìn du khách mỗi ngày. Quần thể cung điện rực rỡ sắc màu này cũng đã được xếp vào danh sách những bộ sưu tập kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Cung điện Mùa đông, Saint Petersburg, Nga: Cung điện Mùa đông là một kiệt tác kiến trúc Baroque ở thành phố Saint Petersburg, Nga. Cung điện từng được trùng tu nhiều lần, phiên bản ngày nay được xây dựng từ 1730 - 1837 trong khu vực rộng 6 ha.

Bên ngoài cung điện được trang trí cực kỳ xa hoa với vàng, ngà voi và nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá.

 Bên trong cung điện cũng được trang trí xa hoa không kém, chủ yếu bằng vàng và nhung. Tổng cộng có 1.057 phòng, 1.786 cửa ra vào, xen kẽ là các tác phẩm nghệ thuật và tượng, như tô điểm cho sự hào nhoáng của hoàng gia. Ngày nay, một phần cung điện trở thành bảo tàng nghệ thuật lớn nhất nước Nga, State Hermitage.

Bên trong cung điện cũng được trang trí xa hoa không kém, chủ yếu bằng vàng và nhung. Tổng cộng có 1.057 phòng, 1.786 cửa ra vào, xen kẽ là các tác phẩm nghệ thuật và tượng, như tô điểm cho sự hào nhoáng của hoàng gia. Ngày nay, một phần cung điện trở thành bảo tàng nghệ thuật lớn nhất nước Nga, State Hermitage.

Cung điện Mysore, Mysore, Ấn Độ: Đây là cung điện lớn nhất ở Ấn Độ, được tu sửa như ngày nay vào năm 1912. Ban đầu nơi đây là một pháo đài tồn tại từ thế kỷ 14.

Bên ngoài cung điện trang trí kiểu cổ điển với mái vòm và lối đi thiết kế tỉ mỉ. Du khách có thể tới đây tham quan vào các ngày thường, đặc biệt ban đêm khi cung điện được chiếu sáng bằng 97.000 ngọn đèn.

 Bên trong cung điện được làm chủ yếu bằng cẩm thạch hồng và đá granit, giúp nổi bật lên các họa tiết từ bên trong. Kiến trúc nội thất là sự pha trộn của Hồi giáo, Tân cổ điển và Gothic, tuy cầu kỳ nhưng không kém phần trang nhã. Cột, đèn chùm, trần nhà đều được sơn tinh xảo như nhấc ra từ trong tranh.

Bên trong cung điện được làm chủ yếu bằng cẩm thạch hồng và đá granit, giúp nổi bật lên các họa tiết từ bên trong. Kiến trúc nội thất là sự pha trộn của Hồi giáo, Tân cổ điển và Gothic, tuy cầu kỳ nhưng không kém phần trang nhã. Cột, đèn chùm, trần nhà đều được sơn tinh xảo như nhấc ra từ trong tranh.

Cung điện Doge, Venice, Italy: Cung điện Doge (hay Palazzo Ducale) là biểu tượng quyền lực của Venice, nơi được xuất hiện trong cả thần thoại và truyền thuyết. Trong suốt 5 thế kỷ, đây là nơi đưa ra những quyết định ảnh hưởng nhất tới thành phố nổi tiếng này. Bản thân cung điện cũng là một kiệt tác của kiến trúc Gothic.

 Ngày nay, tòa nhà tuyệt đẹp này là một trong 11 viện bảo tàng do thành phố Venice điều hành và có lẽ là nổi tiếng nhất. Kiến trúc bên trong cung điện được trang trí tinh xảo đến mức khiến du khách phải choáng ngợp. Rất nhiều tác phẩm kiến trúc, nghệ thuật vô giá được tìm thấy ở đây. Đặc biệt là trên ngai vàng trong phòng Đại hội đồng là bức tranh canvas lớn nhất thế giới.

Ngày nay, tòa nhà tuyệt đẹp này là một trong 11 viện bảo tàng do thành phố Venice điều hành và có lẽ là nổi tiếng nhất. Kiến trúc bên trong cung điện được trang trí tinh xảo đến mức khiến du khách phải choáng ngợp. Rất nhiều tác phẩm kiến trúc, nghệ thuật vô giá được tìm thấy ở đây. Đặc biệt là trên ngai vàng trong phòng Đại hội đồng là bức tranh canvas lớn nhất thế giới.

An Ngọc

Theo MSN

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/kien-truc-nhung-cung-dien-noi-tieng-the-gioi-post1175397.html