Kinh hãi bộ lạc chuyên hành quyết trẻ dị tật

Bộ tộc Karo có khoảng 1.000 - 3.000 người cư trú ở trên bờ phía Đông sông Omo (thuộc vùng đất Ethiopia). Họ sinh sống bằng cách trị lũ để trồng lúa, ngô và đậu. Người Karo cũng trao đổi hàng hóa với các bộ tộc khác trong khu vực để lấy ngũ cốc, thực phẩm, gia súc và vải.

Khi những con đường tới các vùng sâu vùng xa được xây dựng, việc giao thương còn có súng đạn, bia rượu và cà phê…

Sông Omo nằm trong thung lũng tách giãn lớn (Great Rift) ở châu Phi, là nơi cư trú của 200 nghìn dân

bản địa từ cách đây hàng nghìn năm, trong đó có nhiều bộ tộc .

Đàn ông trong bộ tộc Karo dùng phấn trắng và đất đỏ trộn với đá vàng, than củi vẽ lên người và mặt để tăng sức hấp dẫn cho bản thân, thu hút sự chú ý của nữ giới. Ngoài ra, đây cũng là cách để bảo vệ bộ tộc.

Đàn ông bộ lạc Karo bế con.

Đàn ông bộ lạc Karo bế con.

Với vẻ hung dữ và đáng sợ, các bộ tộc khác sẽ không dám tới gần và tấn công bộc tộc Karo. Trước kia, khi còn sở hữu lượng gia súc khổng lồ, người Karo xây những ngôi nhà tuyệt đẹp.

Nhưng sau khi tài sản bị mất đi, họ chuyển sang sống trong những ngôi nhà hình chóp nhỏ hơn. Mỗi gia đình trong bộ tộc đều sở hữu hai nhà: Ono là phòng khách chính và Gappa là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình.

Những phụ nữ thuộc bộ tộc Karo nổi tiếng bởi sự hy sinh và khả năng lao động cật lực, bền bỉ để nuôi sống gia đình. Từ sáng sớm đến tối khuya, họ đi bộ đến những bụi rậm và cánh đồng quanh làng để làm việc.

Trong khi đó, đàn ông trong gia đình phụ trách việc săn cá sấu, thú hoang, hay chỉ đơn giản là ngồi trong túp lều nhai thuốc lá và bảo vệ ngôi làng khỏi thú hoang hoặc sự tấn công từ những bộ tộc khác. Phụ nữ Karo cũng trang điểm như đàn ông để làm đẹp và quyến rũ bạn tình…

Đối với những người đàn ông Karo, nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời là lễ Dimi, được thực hiện để chào mừng và ban phước cho con gái của họ có khả năng sinh nở tốt và hôn nhân hạnh phúc.

Sau khi trải qua nghi lễ Dimi, người đàn ông chính thức trở thành bô lão. Để chúc mừng sự kiện trọng đại, mọi người trong bộ tộc sẽ giết thịt 10 con gia súc lớn và 30 con gia súc nhỏ, đồng thời trao đổi những thực phẩm dự trữ khác lấy cà phê.

Đàn ông và phụ nữ trong ngày trọng đại mặc áo choàng làm từ lông động vật, nhảy múa trong khi vị tộc trưởng ban phước lành cho bé gái. Trước khi hình thành các chức năng phụ nữ vào năm 10 cho đến 12 tuổi, những bé gái được gọi là "thú hoang" hay "nghịch như con trai này" vì chúng vẫn chưa thể mặc quần áo hay kết hôn...

Nhảy bò là nghi lễ đánh dấu cột mốc thể hiện các cậu bé đã thực sự trưởng thành. Để thực hiện nghi lễ này, các bé trai không mặc quần áo và phải nhảy qua lưng bốn con bò mà không được ngã để chứng tỏ bản thân đã đến tuổi được lấy vợ và có đủ sức mạnh để bảo vệ gia đình.

Ở Karo hiện tồn tại một tập tục man rợ: hành quyết những đứa trẻ "bị nguyền rủa". Những đứa trẻ này được gọi là Mingi, bị coi là điềm gở đối với cả bộ tộc khi có răng hàm trên mọc trước răng hàm dưới, bị dị tật, hay bố mẹ của chúng vi phạm, không tôn trọng truyền thống của bộ tộc.

Người trong bộ tộc Karo cho rằng, Mingi mang linh hồn của quỷ dữ và sẽ làm hại cả bộ tộc. Chúng bị hành quyết ngay bằng việc bị quẳng vào trong bụi rậm, không được cung cấp thức ăn, nước uống để chết dần chết mòn, hay man rợ hơn là các bé bị ném thẳng từ trên vách núi xuống sông cho bầy cá sấu ăn thịt.

Cả thế giới biết đến Mingi nhờ một người đàn ông trẻ tên là Labuko Lale, đến từ thung lũng Omo. Anh ta đã can đảm tiết lộ chuyện này với những người lớn tuổi. Sau đó, chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc cứu sống các Mingi.

Theo Lai Nguyễn/Cảnh sát Toàn cầu - Công an Nhân dân

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/kinh-hai-bo-lac-chuyen-hanh-quyet-tre-di-tat/20200919082755964