Kinh ngạc động vật nặng nhất hành tinh: Cá voi xanh chưa là gì!

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện một loài cá voi kỳ lạ có thể là loài nặng nhất từng tồn tại trên hành tinh, thậm chí nặng hơn gấp đôi cá voi xanh (85 - 340 tấn).

Một loài cá voi cổ đại khổng lồ đã tồn tại cách đây 39 triệu năm. Nó cỡ lớn hơn gấp đôi so với cá voi xanh, và cũng là loài động vật nặng nhất từng sống trên Trái Đất.

Một loài cá voi cổ đại khổng lồ đã tồn tại cách đây 39 triệu năm. Nó cỡ lớn hơn gấp đôi so với cá voi xanh, và cũng là loài động vật nặng nhất từng sống trên Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho loài cá voi cổ đại khổng lồ này là Perucetus colossus, một loài động vật biển có vú đã tuyệt chủng. Khối lượng cơ thể của nó được ước tính từ 85.000 đến 340.000 kg, và chiều dài cơ thể khoảng 20 m.

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho loài cá voi cổ đại khổng lồ này là Perucetus colossus, một loài động vật biển có vú đã tuyệt chủng. Khối lượng cơ thể của nó được ước tính từ 85.000 đến 340.000 kg, và chiều dài cơ thể khoảng 20 m.

Trong vòng 30 năm qua, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một phần bộ xương của loài động vật biển có vú khổng lồ này tại tỉnh Ica, phía nam Peru. Họ đã khai quật được 13 đốt xương sống, 4 xương sườn và một xương hông.

Trong vòng 30 năm qua, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một phần bộ xương của loài động vật biển có vú khổng lồ này tại tỉnh Ica, phía nam Peru. Họ đã khai quật được 13 đốt xương sống, 4 xương sườn và một xương hông.

Eli Amson, trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà cổ sinh vật học kiêm quản lý hóa thạch động vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Stuttgart ở Đức, kể lại: "Một đồng nghiệp của tôi đã phát hiện ra dấu vết xương khi tìm kiếm hóa thạch ở sa mạc Peru."

Eli Amson, trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà cổ sinh vật học kiêm quản lý hóa thạch động vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Stuttgart ở Đức, kể lại: "Một đồng nghiệp của tôi đã phát hiện ra dấu vết xương khi tìm kiếm hóa thạch ở sa mạc Peru."

"Việc khai quật hóa thạch này mất nhiều thời gian vì kích thước khổng lồ của nó. Mỗi chiếc đốt xương cân nặng tới 150 kg."

"Việc khai quật hóa thạch này mất nhiều thời gian vì kích thước khổng lồ của nó. Mỗi chiếc đốt xương cân nặng tới 150 kg."

Dựa vào số lượng xương hạn chế được khai quật, nhóm nghiên cứu chỉ có thể ước tính kích thước thực sự của P. colossus. Tuy nhiên, những mẫu xương này rất đặc biệt và nặng nề.

Dựa vào số lượng xương hạn chế được khai quật, nhóm nghiên cứu chỉ có thể ước tính kích thước thực sự của P. colossus. Tuy nhiên, những mẫu xương này rất đặc biệt và nặng nề.

Nhóm nghiên cứu tin rằng để chịu được sự nặng nề này, mô mềm của cá voi có khả năng nhẹ hơn xương, giúp chúng nổi dễ dàng hơn trên mặt nước.

Nhóm nghiên cứu tin rằng để chịu được sự nặng nề này, mô mềm của cá voi có khả năng nhẹ hơn xương, giúp chúng nổi dễ dàng hơn trên mặt nước.

Với hình dáng kỳ quặc, P. colossus có khả năng duy trì lực nổi và có thể lướt chậm trong nước, tương tự như lợn biển hiện đại. Nó không chỉ làm thay đổi quan niệm về hình dáng của các loài động vật nặng nhất trên hành tinh, mà còn đặt ra thách thức đối với kiến thức hiện có về tiến hóa của động vật biển có vú.

Với hình dáng kỳ quặc, P. colossus có khả năng duy trì lực nổi và có thể lướt chậm trong nước, tương tự như lợn biển hiện đại. Nó không chỉ làm thay đổi quan niệm về hình dáng của các loài động vật nặng nhất trên hành tinh, mà còn đặt ra thách thức đối với kiến thức hiện có về tiến hóa của động vật biển có vú.

Phát hiện này cho thấy loài này đã đạt đỉnh khối lượng cơ thể sớm hơn 30 triệu năm so với những ước tính trước đây.

Phát hiện này cho thấy loài này đã đạt đỉnh khối lượng cơ thể sớm hơn 30 triệu năm so với những ước tính trước đây.

Theo Amson: "P. colossus chắc chắn di chuyển rất chậm và sống ở vùng nước cạn. Chúng tôi không biết chúng ăn gì, vì phần đầu và răng của chúng đã không còn. Dự đoán của chúng tôi là chúng thường ở đáy biển và tiêu tốn ít năng lượng để tìm kiếm thức ăn."

Theo Amson: "P. colossus chắc chắn di chuyển rất chậm và sống ở vùng nước cạn. Chúng tôi không biết chúng ăn gì, vì phần đầu và răng của chúng đã không còn. Dự đoán của chúng tôi là chúng thường ở đáy biển và tiêu tốn ít năng lượng để tìm kiếm thức ăn."

Mời quý độc giả xem video: Cảnh quay tuyệt đẹp về mẹ con cá voi ở ngoài khơi

Lê Trang (theo Live Science)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-dong-vat-nang-nhat-hanh-tinh-ca-voi-xanh-chua-la-gi-1886660.html