Kinh ngạc: Tên lửa B72 Việt Nam có thể tiêu diệt xe tăng tối tân

Sau nâng cấp, tên lửa chống tăng B72 của Việt Nam có khả năng xuyên phá 750-800mm thép đồng nhất sau khi 'đập vỡ' giáp phản ứng nổ (ERA).

 B72 là định danh của Việt Nam dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka do Liên Xô (cũ) sản xuất (ngoài ra ta còn gọi là "pháo lủi"). Loại vũ khí này được cung cấp cho ta vào những năm 1970 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và lập được nhiều chiến công huyền thoại. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ sử dụng, B72 nếu so với sự phát triển như vũ bão của giáp xe tăng thì chúng đã quá lạc hậu. Để tiếp tục sử dụng và phát huy ưu thế trên chiến trường, đòi hỏi chúng ta phải nâng cấp.

B72 là định danh của Việt Nam dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka do Liên Xô (cũ) sản xuất (ngoài ra ta còn gọi là "pháo lủi"). Loại vũ khí này được cung cấp cho ta vào những năm 1970 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và lập được nhiều chiến công huyền thoại. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ sử dụng, B72 nếu so với sự phát triển như vũ bão của giáp xe tăng thì chúng đã quá lạc hậu. Để tiếp tục sử dụng và phát huy ưu thế trên chiến trường, đòi hỏi chúng ta phải nâng cấp.

Mới đây, tổ hợp tên lửa chống tăng B72 cải tiến đã lần đầu tiên được Tổng cục Kỹ thuật giới thiệu trong khuôn khổ Triển lãm – hội chợ Việt Bắc tại tỉnh Thái Nguyên nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Mô hình tên lửa B72 cải tiến đã cho chúng ta thấy được cách mà Việt Nam “hồi sinh” tên lửa chống tăng huyền thoại trên thế giới.

Mới đây, tổ hợp tên lửa chống tăng B72 cải tiến đã lần đầu tiên được Tổng cục Kỹ thuật giới thiệu trong khuôn khổ Triển lãm – hội chợ Việt Bắc tại tỉnh Thái Nguyên nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Mô hình tên lửa B72 cải tiến đã cho chúng ta thấy được cách mà Việt Nam “hồi sinh” tên lửa chống tăng huyền thoại trên thế giới.

Đáng chú ý, hình ảnh được giới thiệu tại triển lãm cho thấy chúng ta đã thử nghiệm và có lẽ cũng đã trang bị phổ biến cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu tên lửa chống tăng B72 cải tiến. Ảnh: Bắn thử tên lửa chống tăng B72 cải tiến đầu đạn 2T xuyên giáp phản ứng nổ (tandem) và đầu đạn 2F nhiệt áp.

Đáng chú ý, hình ảnh được giới thiệu tại triển lãm cho thấy chúng ta đã thử nghiệm và có lẽ cũng đã trang bị phổ biến cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu tên lửa chống tăng B72 cải tiến. Ảnh: Bắn thử tên lửa chống tăng B72 cải tiến đầu đạn 2T xuyên giáp phản ứng nổ (tandem) và đầu đạn 2F nhiệt áp.

Thật vậy, việc Việt Nam tiến hành hiện đại hóa B72 đã được thực hiện từ lâu và nay là lúc chúng ta có được thành quả tuyệt vời nhất. Trước đó, trong bài viết “Cải tiến tên lửa chống tăng đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại" trên báo Quân đội Nhân dân” đăng năm 2017, Tổng cục Kỹ thuật đã có phương án cải tiến tên lửa chống tăng thế hệ cũ (B72-PV chú thích).

Thật vậy, việc Việt Nam tiến hành hiện đại hóa B72 đã được thực hiện từ lâu và nay là lúc chúng ta có được thành quả tuyệt vời nhất. Trước đó, trong bài viết “Cải tiến tên lửa chống tăng đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại" trên báo Quân đội Nhân dân” đăng năm 2017, Tổng cục Kỹ thuật đã có phương án cải tiến tên lửa chống tăng thế hệ cũ (B72-PV chú thích).

Theo QĐND, "Các tổ hợp TLCT bao gồm đạn và khí tài (bệ phóng, đài điều khiển) nằm trong quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đang được Quân đội ta tiến hành cải tiến, nâng cấp tính năng kỹ thuật, chiến thuật. Ảnh: Cận cảnh thân đạn tên lửa B72-2T với đầu đạn xuyên giáp phản ứng nổ.

Theo QĐND, "Các tổ hợp TLCT bao gồm đạn và khí tài (bệ phóng, đài điều khiển) nằm trong quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đang được Quân đội ta tiến hành cải tiến, nâng cấp tính năng kỹ thuật, chiến thuật. Ảnh: Cận cảnh thân đạn tên lửa B72-2T với đầu đạn xuyên giáp phản ứng nổ.

Theo thông tin đã công bố trên báo QĐND, tên lửa B72 sau cải tiến có khả năng xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Cận cảnh đầu đạn kiểu 2 lượng nổ (tandem) của B72-2T, đầu đạn đầu có chức năng kích nổ khối giáp ERA bọc ngoài xe tăng hiện đại, đầu đạn sau sẽ xuyên phá giáp chính vô hiệu hóa tăng địch.

Theo thông tin đã công bố trên báo QĐND, tên lửa B72 sau cải tiến có khả năng xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Cận cảnh đầu đạn kiểu 2 lượng nổ (tandem) của B72-2T, đầu đạn đầu có chức năng kích nổ khối giáp ERA bọc ngoài xe tăng hiện đại, đầu đạn sau sẽ xuyên phá giáp chính vô hiệu hóa tăng địch.

Vận tốc của tên lửa nâng cấp lên tới 135 m/s và có khả năng diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở cự ly từ 500 m đến 3.000 m.

Vận tốc của tên lửa nâng cấp lên tới 135 m/s và có khả năng diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở cự ly từ 500 m đến 3.000 m.

Với thông số kỹ thuật như vậy, B72 cải tiến của Việt Nam có tính năng ngang ngửa với gói nâng cấp của một số nước như 9M14-2M (Nga), HJ-73D (Trung Quốc) và Malyutka-2T (Serbia). Bản thân sức xuyên 800mm thép đồng nhất sau lớp ERA của không hề thua kém so với mẫu TLCT hiện đại của Nga như 9K115-2 Metis (800mm).

Với thông số kỹ thuật như vậy, B72 cải tiến của Việt Nam có tính năng ngang ngửa với gói nâng cấp của một số nước như 9M14-2M (Nga), HJ-73D (Trung Quốc) và Malyutka-2T (Serbia). Bản thân sức xuyên 800mm thép đồng nhất sau lớp ERA của không hề thua kém so với mẫu TLCT hiện đại của Nga như 9K115-2 Metis (800mm).

Về hệ thống điều khiển đạn, tên lửa B72 cải tiến sử dụng chế độ điều khiển trực tiếp bằng tay và chế độ bán tự động. Ảnh: Cận cảnh đuôi đạn với bộ phận tiếp nhận lệnh lái nằm ở đuôi, có phần dây dẫn nối với hệ thống điều khiển tên lửa.

Về hệ thống điều khiển đạn, tên lửa B72 cải tiến sử dụng chế độ điều khiển trực tiếp bằng tay và chế độ bán tự động. Ảnh: Cận cảnh đuôi đạn với bộ phận tiếp nhận lệnh lái nằm ở đuôi, có phần dây dẫn nối với hệ thống điều khiển tên lửa.

Lệnh lái đạn vẫn được truyền của dây dẫn. Kiểu dẫn đường này thuộc thế hệ cũ, có nhược điểm là giới hạn tầm bắn của đạn, tuy nhiên đổi lại tên lửa không chịu ảnh hưởng bất kỳ hệ thống phòng vệ gây nhiễu điện tử trên xe tăng hiện đại.

Lệnh lái đạn vẫn được truyền của dây dẫn. Kiểu dẫn đường này thuộc thế hệ cũ, có nhược điểm là giới hạn tầm bắn của đạn, tuy nhiên đổi lại tên lửa không chịu ảnh hưởng bất kỳ hệ thống phòng vệ gây nhiễu điện tử trên xe tăng hiện đại.

Cận cảnh đoạn dây dẫn trên tên lửa B72 cải tiến, loại dây này rất chắc chắn và không dễ gì cắt đứt.

Cận cảnh đoạn dây dẫn trên tên lửa B72 cải tiến, loại dây này rất chắc chắn và không dễ gì cắt đứt.

Cận cảnh bộ điều khiển tên lửa với cần lái đạn cùng kính ngắm.

Cận cảnh bộ điều khiển tên lửa với cần lái đạn cùng kính ngắm.

Ngoài phiên bản B72-2T, lần đầu tiên Tổng cục Kỹ thuật cũng trưng bày phiên bản B72-2F trang bị đầu đạn kiểu nhiệt áp dùng để tiêu diệt các mục tiêu trong nơi ẩn nấp như trong các tòa nhà, hang động, hẻm núi... cũng như có khả năng phá hủy công sự, hầm ngầm kiên cố và dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bọc giáp nhẹ.

Ngoài phiên bản B72-2T, lần đầu tiên Tổng cục Kỹ thuật cũng trưng bày phiên bản B72-2F trang bị đầu đạn kiểu nhiệt áp dùng để tiêu diệt các mục tiêu trong nơi ẩn nấp như trong các tòa nhà, hang động, hẻm núi... cũng như có khả năng phá hủy công sự, hầm ngầm kiên cố và dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bọc giáp nhẹ.

Ngoài thay thế ở đầu đạn, hệ thống điều khiển và tính năng bay của B72-2F tương đương B72-2T.

Ngoài thay thế ở đầu đạn, hệ thống điều khiển và tính năng bay của B72-2F tương đương B72-2T.

Cận cảnh "pháo lủi" B72 của Việt Nam. Nguồn: Quốc phòng Việt Nam

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-ten-lua-b72-viet-nam-co-the-tieu-diet-xe-tang-toi-tan-1325770.html