Kinh nghiệm bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững từ Myanmar

Quá trình phát triển kinh tế của Myamar đặt ra những thách thức lớn đối với vấn đề môi trường của nước này. Trước những thách thức về môi trường, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Myamar đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường, đáng chú ý là đã triển khai Chiến lược và Kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn quốc gia.

Thách thức môi trường song hành cùng quá trình phát triển kinh tế

Theo nghiên cứu của TS. Đinh Khánh Lê - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Myanmar cố gắng cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững, do đó nhiều vấn đề đã nảy sinh cần được giải quyết như:

Một là, tăng trưởng kinh tế của Myanmar đã dẫn đến mức độ ô nhiễm cao (ô nhiễm nước thải, chất thải rắn, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí). Sự phát triển kinh tế kéo theo sự mở rộng của các khu đô thị, nông nghiệp và khai thác mỏ, dẫn đến nạn phá rừng ngày càng gia tăng. Chất lượng nước xấu đi do ô nhiễm bởi các hoạt động khai thác không được kiểm soát.

Myanmar là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới do sự vận hành kém hiệu quả của các phương tiện giao thông, đốt cháy nhiên liệu để đun nấu, thắp sáng và sưởi ấm tại các hộ gia đình, ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than, nông nghiệp công nghiệp và đốt rác thải.

Hai là, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm như khai thác mỏ và dệt may là một trong những ngành thương mại chính của Myanmar. Đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp là yếu tố chính trong các kế hoạch phát triển kinh tế của Myanmar lại bộc lộ các đặc điểm thiếu bền vững trong quá trình phát triển. Ô nhiễm, quản lý chất thải không hiệu quả và thực trạng phát triển du lịch thiếu quy hoạch đã góp phần làm suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Ba là, mặc dù Chính phủ Myanmar đã triển khai một số chiến lược và kế hoạch hành động dài hạn liên quan đến thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, khung khổ luật pháp của Myanmar tỏ ra chưa thực sự hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Theo TS. Đinh Khánh Lê, kể từ khi mở cửa kinh tế, Myanmar đã cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và bắt đầu triển khai trong nước.

Một số sáng kiến hỗ trợ công nghiệp năng lượng hiệu quả do Quỹ Môi trường Toàn cầu đã được triển khai. Cùng với Luật Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), các ủy ban thúc đẩy phát triển DNNVV cũng được thành lập.

Tài chính xanh cho các DNNVV được cung cấp thông qua ngân hàng Trung ương Myanmar, Ngân hàng Phát triển DNNVV, Bảo hiểm Myanmar và các tổ chức quốc tế. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Khung Chiến lược Kinh tế Xanh đã được xây dựng vào năm 2016.

Myanmar cũng đã thiết kế Chiến lược và Kế hoạch Hành động về Biến đổi Khí hậu của Myanmar 2017 - 2030, gồm 6 kế hoạch hành động ngành, theo ủy quyền của Chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu. Điều này giúp Myanmar hình thành lộ trình các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong dài hạn.

Hiện tại, với sự hỗ trợ từ các chương trình tài trợ, Myanmar đang hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua sử dụng hiệu quả năng lượng, quản lý môi trường, hiệu quả tài nguyên trong ngành dệt may và lĩnh vực hậu cần.

Đáng chú ý là Myanmar cũng đã triển khai Chiến lược và Kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn quốc gia (2018 - 2030) do Bộ Tài nguyên và Bảo tồn môi trường xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc. Mục đích của Chiến lược là nhằm xây dựng năng lực quản lý chất thải bền vững và thúc đẩy phát triển khung chính sách và chiến lược có lợi nhằm chuyển đổi từ mô hình quản lý chất thải thông thường sang quản lý chất thái bền vững dựa trên phân cấp chất thải và mô hình 3R (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế).

Bản chất của Chiến lược là việc giải quyết chất thải ở mọi dạng (chất thải rắn, dạng lỏng/nước thải, khí thải) để kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường, trong đó ưu tiên hiện này là quản lý chất

Chiến lược và Kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn quốc gia của Myanmar cũng nhằm xác định các định hướng chính sách chiến lược, các chương trình và hành động để phát triển bền vững hoạt động quản lý chất thải, đảm bảo rằng chất thải tạo ra được quản lý theo cách thân thiện hơn với môi trường để hạn chế các tác động môi trường do hệ thống quản lý chất thải yếu kém, có thể chấp nhận được về mặt xã hội và có tính khả thi về kinh tế.

Hải An

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/kinh-nghiem-bao-ve-moi-truong-huong-den-phat-trien-ben-vung-tu-myanmar.html