Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Kornet-D1 đặt trên khung xe bọc thép Tiger là loại vũ khí chống tăng cực kỳ lợi hại.
Theo hãng tin Sputnik, phạm vi bay của tên lửa chống tăng có đầu đạn công phá là 8 km và với đầu đạn nhiệt áp lên đến 10 km.
Ngoài tên lửa chống tăng, hệ thống này còn có khả năng tấn công mục tiêu bay tầm thấp.
Khi này chúng sẽ sử dụng loại tên lửa có cảm biến mục tiêu không tiếp xúc.
Tổ hợp nâng cấp này cũng nhận được một xe của chỉ huy được trang bị thiết bị trinh sát và chỉ định mục tiêu.
Xe này cung cấp thông tin liên lạc thời gian thực không chỉ giữa các phương tiện chiến đấu trong đơn vị mà còn với ban chỉ huy.
Kornet-D1 ngoài sử dụng trên xe bọc thép Tigr-M thì còn có thể sử dụng xe bọc thép bánh xích BMD-4M.
Mỗi tổ hợp Kornet-D1 được trang bị 16 tên lửa 9M133 Kornet trong đó có 8 quả trong trạng thái trực chiến.
Chính vì vậy, dù xe tăng đối phương trang bị hệ thống phòng thủ chủ động cũng khó có thể đánh chặn hết loạt đại mà tổ hợp Kornet-D1 phóng ra.
Với khả năng phá hủy giáp đồng nhất của xe tăng lên tới 1.300mm, loạt phóng nhiều quả tên lửa chống tăng cùng một lúc có thể tạo ra cơn ác mộng cho xe tăng đối phương.
Không những xe tăng mà ngay cả tuyến phòng thủ cũng sẽ bị hệ thống này đánh sập trong chớp mắt.
Kể từ khi ra đời cho tới nay 9M133 Kornet đã khiến một số dòng tăng chủ lực mạnh mẽ phải gục ngã.
Trong số này phải kể đến dòng xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất và cả dòng "vua tăng" Merkava do Israel phát triển.
9M133 Kornet được Nga thiết kế và đưa vào biên chế năm 1994. Tuy nhiên từ đó tới nay, Nga đã liên tục nâng cấp loại tên lửa chống tăng nguy hiểm này.
Ngoài chống xe tăng và thiết giáp, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet còn rất đắc lực trong việc tấn công vào vị trí tập trung binh lực, công sự chiến đấu của đối phương.