KTSG số 23-2023: Điểm sáng bất động sản công nghiệp
Việc thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng và nhu cầu phân bổ lại vị trí đặt nhà máy trên toàn cầu cùng sự chuyển dịch của thị trường bất động sản công nghiệp trong nước mang tới cơ hội cho các địa phương có lợi thế.
Theo bài viết có tựa đề Cơ hội từ kết nối hạ tầng, logistics trên KTSG bản in sáng mai (8-6) của Trịnh Duy, Việt Nam có vị trí tốt ở cả hai mảng bất động sản công nghiệp và logistics khi nằm ở vị trí thuận lợi (chính giữa và độc đạo) cho việc lưu thông hàng hóa Ấn Độ Dương và biển Đông. Với khu vực phía Bắc, lợi thế càng cao khi tiếp giáp Trung Quốc là trung tâm sản xuất của thế giới.
Bên cạnh đó là các bài viết bổ sung những góc nhìn về sự chuyển động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp trong nước:
Ngành bất động sản khu công nghiệp: Tiềm năng xen lẫn thách thức! (Linh Trang): Tiềm năng khá lớn nhưng một vài thách thức cũng đang xuất hiện với ngành bất động sản khu công nghiệp, điển hình là sự thiếu hụt về nguồn cung mới do quá trình phê duyệt bị hoãn vì các thủ tục pháp lý.
Những dịch chuyển trên thị trường đất công nghiệp (Hoàng Minh): Sau hơn 30 năm tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, bản đồ đất công nghiệp đang ghi danh những vùng đất mới trong một giai đoạn có nhiều sự thay đổi cả về sản xuất và chuỗi cung ứng.
Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:
Hơn triệu tỉ đó là sức mua, là việc làm (mục Ý kiến): Ngân sách có dư dả tiền thường đem đến sự an tâm cho quốc gia. Thế nhưng hơn một triệu tỉ đồng gửi trong kho của Ngân hàng Nhà nước hiện lại là mối lo lớn của cả nền kinh tế.
Chưa tách bạch công – tư trong thu hồi đất (An Nhiên): Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) – bản mới nhất trình Quốc hội – vẫn chưa làm rõ tiêu chí thu hồi đất, chưa tách bạch yếu tố công – tư.
Gốc rễ của vấn đề là ở chỗ khác (Tấn Đức): Trợ cấp cho người lao động cũng giống như cho con cá, nó không mang lại việc làm cũng như thu nhập ổn định. Chi cho đầu tư để tạo sức mua và công ăn việc làm mới là giải pháp hỗ trợ căn cơ và lâu dài.
Thử nhìn vào bức tranh xuất khẩu Việt Nam năm 2030 (Hoàng Hạnh): 50 năm nữa, Việt Nam sẽ cạnh tranh với thế giới bằng cái gì? Đâu là lợi thế của Việt Nam?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị cho kịch bản suy thoái dài hơn (Trịnh Hoàng): Sản xuất công nghiệp giảm sút, xuất nhập khẩu đình trệ và những tín hiệu tiêu cực từ chỉ số quản trị thu mua đang là chỉ dấu cho tình trạng đình đốn trong nửa cuối năm 2023.
Thấy gì qua con số tăng trưởng tín dụng? (Thụy Lê): Tăng trưởng tín dụng rủi ro trong năm 2022 cao hơn tăng trưởng tín dụng chung. Nói cách khác, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP tiềm ẩn rủi ro… Hiện tượng này nói lên điều gì và vì sao như vậy?
Cung ngoại tệ tăng mạnh, liệu cung tiền sẽ được nới lỏng? (Tuệ Nhiên): Trong khi chờ chính sách giảm lãi suất phát huy hiệu quả thì khả năng tiếp cận vốn và tình trạng tắc nghẽn dòng tiền dường như vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, có ý kiến cho rằng cần nới lỏng cung tiền.
Chứng khoán tuần qua: VN-Index trên đà hứng khởi hướng tới vùng 1.100-1.120 điểm! (Thanh Thủy).
Chọn ngành để đầu tư trong tháng 6 (Đăng Linh): Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên những cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng hoặc được hưởng lợi từ chính sách và xu hướng lãi suất giảm trong thời gian tới.
Vì đâu cổ phiếu ngân hàng hút tiền trở lại? (Triêu Dương): Các phiên giao dịch gần đây đã chứng kiến diễn biến tích cực ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất chấp thách thức nợ xấu trong ngành có dấu hiệu gia tăng.
Gia cố niềm tin trái phiếu: Hiệu ứng vận động từ việc cấy trách nhiệm vào bối cảnh… (Huy Nam): Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa có nội hàm khoa học đầy đủ, chưa có cách hành xử và trách nhiệm đúng mực của từng thành tố liên quan. Cách làm “chưa tới” đã làm tổn hại niềm tin đại chúng đầu tư, gây khó cho doanh nghiệp…
Phát triển trung tâm tài chính quốc tế: làm tốt hơn hay tạo sự khác biệt? (Dũng Nguyễn): Xây dựng cơ chế đặc thù, mang tính đột phá có thể giúp TPHCM từng bước trở thành trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính xuyên biên giới.
Lữ hành thay đổi (Đào Loan): Xu hướng tự đi du lịch của du khách trong nước đặt các công ty lữ hành trước áp lực phải thay đổi dịch vụ, sản phẩm để bắt kịp sự thay đổi.
Doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ bị thâu tóm (Quốc Hùng): Tình trạng lạm phát, lãi suất cao, dòng tiền khó… khiến nhiều doanh nghiệp ngập chìm trong khó khăn được cho là cơ hội cho những thương vụ M&A béo bở.
Ai sẽ phải xây dựng phương án sử dụng lao động? (LS. Nguyễn Văn Phúc – LS. Nguyễn Nhật Dương): Luật lao động bắt buộc doanh nghiệp phải lập phương án sử dụng lao động trong một số hoạt động M&A. Việc xác định chủ thể có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động trong từng trường hợp mua bán hay sáp nhập cụ thể ra sao?
Đừng ảo tưởng “đạo cao một sào, ma cao một trượng” (Song Nghi): Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng ứng dụng (app) gian lận bị Apple gỡ bỏ, và đứng đầu thế giới về lạm dụng không gian mạng để gian lận. Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, cứ 100 đồng đến từ thu nhập gian lận trên YouTube thì có 55 đồng do người Việt làm ra.
Đối xử với hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Lê Vũ Vân Anh – Nguyễn Thái Hải Lâm): Hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thường bị tiêu hủy theo những cách phổ biến như đốt, nghiền nát hay chôn cất ngoài trời. Khi vấn đề bảo vệ môi trường trở nên cấp bách, việc đối xử với hàng hóa bị tịch thu cần một cách tiếp cận khác.
Lẽ nào người dân phải chịu cái sai 20 năm của bảo hiểm xã hội! (Mục Nhĩ): Quyền lợi của hơn 4.000 người dân là chủ hộ kinh doanh bị thu bảo hiểm xã hội trái luật đang treo lơ lửng chưa được giải quyết.
Phía sau những hội hè miên man… (Nguyễn An Nam): Kết thúc một năm học, những học bạ toàn điểm 10, đa số học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi; những buổi lễ tổng kết rộn ràng, những hình ảnh “đăng quang ra trường” hoan hỉ; những đêm prom, những dịp dã ngoại thật sành điệu, văn minh… Cứ như thể đâu có gì phải phàn nàn về môi trường giáo dục.
Khách sạn mà vô duyên và xấu xí! (Song Hảo): Đã đến lúc các khách sạn nội địa cần thay đổi quan điểm làm ăn, sao cho vui lòng khách đến vừa lòng khách đi.
Tri thức truyền thống trên trời, SHTT bảo vệ dưới đất: nước nghèo chịu thiệt! (Lê Vũ Vân Anh): Luật SHTT đã biến tri thức truyền thống thành kẻ vô gia cư chỉ vì tri thức truyền thống thiếu một tờ giấy mang dấu “sở hữu”.
Công nghệ hiện đại trong nghiên cứu môi trường biển: Thiết bị lặn tự động (PGS. Lê Anh Tuấn): Có một số thiết bị lặn không người lái có thể trang bị cho các viện nghiên cứu khảo sát và các cơ quan quản lý biển đảo.
Prompts – điều gì nên biết? (Lê Thiên Hương): Những “câu lệnh” cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo làm theo yêu cầu đang đặt ra một số vấn đề pháp lý.
Thời của… Digital God? (Trần Kiên): “Liệu giờ còn kịp dừng lại để tìm cách kiểm soát trí tuệ nhân tạo trước khi nó vượt qua khả năng kiểm soát của con người, như Elon Musk đã lo lắng và kiến nghị hay không?”. Có lẽ đã quá muộn.
Công nghệ mới giúp tăng năng suất – nhiều người không nghĩ thế! (Nguyễn Vũ): Thấy những gì trí tuệ nhân tạo thế hệ mới có thể làm được, rất nhiều người nghĩ rồi đây chúng sẽ giúp nâng cao năng suất của toàn nền kinh tế. Nhưng không phải ai cũng nghĩ như thế.
Cơn sốt cổ phiếu AI: Triển vọng thật sự hay chỉ là bong bóng (Lạc Diệp): Nhu cầu gia tăng về trí tuệ nhân tạo (AI) đã khiến giới đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu liên quan đến AI, đẩy giá trị vốn hóa của Nvidia có lúc vượt mốc ngàn tỉ đô la Mỹ. Cơn sốt này liệu có tiềm ẩn rủi ro bong bóng tài chính?
Honda tìm kiếm mô hình sản xuất xe hơi mới (Ricky Hồ): Honda đang chạy đua để bắt kịp các đối thủ trong lĩnh vực xe điện, phải đương đầu cạnh tranh với cả những hãng xe mới gia nhập thị trường lẫn những gã khổng lồ công nghệ như Tesla, Apple và Amazon.
Hạn hán đe dọa kinh tế châu Âu và Trung Quốc (Song Thanh): Hạn hán kéo dài đe dọa nghiêm trọng an ninh lương thực và hoạt động sản xuất tại hai nền kinh tế lớn là châu Âu và Trung Quốc.
Cuộc chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ (Ngọc Thanh): Sử dụng các khoản tín dụng thuế có mục tiêu để cứu hành tinh; tạo công ăn việc làm tốt cho lao động chân tay; nâng đỡ các khu vực tụt hậu…, Mỹ cố gắng cùng lúc làm tất cả những việc này, song có thể dẫn tới không thật sự làm tốt việc nào.
Mời bạn đọc đón xem!
Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/ktsg-so-23-2023-diem-sang-bat-dong-san-cong-nghiep/