TS. Huỳnh Thanh Điền: Tư duy đúng về ngành hàng không để giảm giá vé

'Phải tạo ra được một cơ chế cạnh tranh thực sự trong ngành hàng không. Quan trọng hơn, phải tư duy về ngành hàng không trong tổng thể nền kinh tế', TS. Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Doanh nghiệp 'thoát khó' khi các loại thị trường hiệu quả

'Việt Nam phải thiết kế được những chính sách trung và dài hạn để thúc đẩy được tính hiệu quả của các loại thị trường, gồm thị trường sản xuất, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính và thị trường bất động sản', TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Thiết kế mới thị trường điện và những tác động

LTS: Thái Doãn Hoàng Cầu là tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện và có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc trong thị trường điện Úc. KTSG xin giới thiệu bài viết mới của ông về thiết kế mới thị trường điện tạo cơ hội để Việt Nam về kịp,'về trước' trong chuyển dịch năng lượng bền vững hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Quản lý thị trường vàng: Thách thức từ hai mục tiêu mâu thuẫn

'Minh bạch thị trường sẽ tiết giảm nguồn cung, trong khi muốn ổn định thị trường vàng, cần phải tăng nguồn cung. Vì vậy, nếu ưu tiên bình ổn thị trường vàng, việc minh bạch thị trường là vấn đề phải được giải quyết sau', PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

TS. Bùi Trinh: Nên nghĩ nhiều hơn về chính sách 'trọng cung'

'Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chọn chính sách kích cầu vì phía cung của họ rất mạnh, nền kinh tế sản xuất ra nhiều hàng hóa. Điều này không đúng với trường hợp nền kinh tế Việt Nam', TS. Bùi Trinh, Viện Quản trị và Công nghệ FSB – trường Đại học FPT, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

TS. Huỳnh Thanh Điền: Đường đi thông minh của kiều hối

'Dòng tiền sẽ tìm đến các địa chỉ đầu tư hiệu quả nhất. Chỉ cần đưa ra các dự án có tỷ suất sinh lời cao và an toàn, chúng ta sẽ không sợ thiếu tiền đầu tư phát triển thành phố', TS. Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

GS.TS. Tô Trung Thành: Tư duy đúng hướng về đầu tư công

'Đầu tư công như một dạng 'vốn mồi'. Ở những giai đoạn nhất định của nền kinh tế, đầu tư công phải giữ vai trò dẫn dắt', GS.TS. Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng chủ biên sách chuyên khảo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân: Nợ xấu có thể đạt đỉnh vào quí 2-2024

'Nếu đà hồi phục tiếp tục được duy trì, doanh nghiệp bắt đầu có doanh thu, lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng, các doanh nghiệp đang mắc nợ có nguồn tiền để thu xếp nợ, tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ giảm', PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Suy thận gia tăng nơi người trẻ

Từ các bệnh viện như Thống Nhất, Chợ Rẫy, các bác sĩ đưa ra cảnh báo về tình trạng người trẻ phải nhập viện ngay để cấp cứu ngay ở lần đầu đến khám thận ngày càng gia tăng. Việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối buộc phải chạy thận để lọc máu không chỉ khiến quá trình điều trị thêm phức tạp, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro bị biến chứng, sức khỏe suy yếu mà gánh nặng chi phí cũng trĩu nặng. Điều đáng nói là, việc phòng bệnh này không quá khó.

CEO Nam Long Group: Nền tảng của doanh nghiệp là nguồn cảm hứng để mở rộng tăng trưởng

Với 30 năm kinh nghiệm công tác và thời gian làm quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu châu Á, tân Tổng giám đốc Nam Long Group Lucas Ignatius Loh Jen Yuh kỳ vọng sẽ dẫn dắt tập đoàn nắm bắt cơ hội tăng trưởng để vượt khó giữa thời kỳ thị trường nhiều biến động.

Thị trường vàng cần trưởng thành hơn

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng, Nhà nước có đủ quyền lực và giải pháp để ổn định thị trường vàng. Cho phép nhập khẩu vàng có kiểm soát để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng cung cầu vàng miếng trong nước là một bước đi phù hợp.

Thu hồi nợ thẻ tín dụng tại Mỹ và tham chiếu với Việt Nam

Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, tại Mỹ, người chậm hay không thanh toán nợ thẻ tín dụng bị tách khỏi đại đa số các hoạt động kinh tế phục vụ đời sống nên không ai muốn rơi vào tình trạng này. Việc thu hồi nợ thẻ tín dụng được điều chỉnh bởi các đạo luật đảm bảo sự công bằng với cả bên chủ nợ và người mắc nợ.

Chuyên gia Đỗ Hòa: Doanh nghiệp Việt nên quan tâm nhiều hơn tới thị trường ASEAN

'Nền sản xuất mới có dấu hiệu trở lại trạng thái bình thường chứ chưa thể nói là có sự tăng trưởng đặc biệt. Việt Nam cần khai thác tốt hơn thị trường Trung Quốc và khai phá thêm thị trường ASEAN', chuyên gia Đỗ Hòa, thành viên Hội đồng cố vấn Harvard Business Review, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Sửa Nghị định 24/2012 và mô hình vận hành thị trường vàng hợp đích

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, trong quá trình thảo luận, góp ý cho Nghị định 24/2012, các chuyên gia đã đặt ra vấn đề làm sao để xây dựng và phát triển thị trường vàng theo kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đã đến lúc cần phải tìm ra được lời giải phù hợp.

Chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn: Tiền chưa rẻ!

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, nhận định lãi suất cao hay thấp phải được xác định bằng lãi suất thực tế và tỷ suất lợi nhuận bình quân theo từng ngành kinh tế. Ông cũng đưa ra một vài gợi ý để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với dòng 'tiền rẻ' ổn định trong dài hạn.

Trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu, theo ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xây dựng hệ sinh thái văn hóa doanh nghiệp – 'Nói là làm'

Trao đổi với Kinh tế Sài Gòn, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương (*) cho rằng văn hóa doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi, quyết định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong mắt đối tác nước ngoài, quyết định thương hiệu quốc gia, niềm tin hợp tác đầu tư… Dù vậy, theo ông, không có cái gọi là văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, mà phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo chuẩn chung toàn cầu.

Việt Nam trong cuộc chơi công nghệ số toàn cầu…

'Mỗi quốc gia đều cần có khát vọng để tạo cảm hứng và dẫn dắt dân tộc mình phát triển. Việt Nam – để hiện thực hóa giấc mơ thịnh vượng vào năm 2045 – cần dựa vào công nghệ số như một động lực tăng trưởng mới, hiểu cuộc chơi của toàn cầu và ưu tiên cho cải cách thể chế kinh tế thị trường' – theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS).

Nội lực doanh nghiệp Việt từ khát khao và tầm nhìn lớn hơn

'Năm 2024 là năm bản lề chuẩn bị bước sang giai đoạn 2026-2030, một giai đoạn rất quan trọng để định hình cấu trúc mới của nền kinh tế Việt Nam, tạo nền tảng quan trọng để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, dịch chuyển lên mức cao hơn của chuỗi cung ứng, thực hiện lộ trình hướng tới trở thành nước công nghiệp, có thu nhập cao vào năm 2045', TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Câu hỏi đúng cho 'nguồn lực vàng' kiều hối

'Vấn đề không chỉ là làm sao khai thác được nguồn lực đó một cách hiệu quả hơn. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì để có thể thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối về Việt Nam', TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế tài chính trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Doanh nghiệp kỳ vọng một năm Giáp Thìn tươi sáng

Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng với bản lĩnh vốn có của doanh nhân, những người điều hành, người đứng đầu doanh nghiệp vẫn không ngừng kỳ vọng cũng như vạch ra kế hoạch kinh doanh mang gam màu tươi sáng cho năm 2024.