Số 23-2024: Giá vàng: nghĩ về một giải pháp lâu dài

Chiều ngày 3-6-2024, bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp cho người dân theo chủ trương bình ổn thị trường vàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Nhưng nếu nguồn cung của các ngân hàng có giới hạn mà nhu cầu từ phía người dân vẫn mạnh mẽ thì liệu có một toa thuốc khác?

Số 20-2024: Năm biện pháp cho thị trường vàng Việt Nam

Thị trường vàng Việt Nam đặt ra một thách thức phức tạp đòi hỏi cách tiếp cận đa chiều. Bằng cách giải quyết các vấn đề cơ cấu cơ bản, thúc đẩy hệ thống tài chính vững mạnh hơn và nâng cao hiểu biết về tài chính, Việt Nam có thể tạo ra một thị trường vàng ổn định và hiệu quả hơn.

Số 11-2024: Vàng, chứng khoán và nỗi thấp thỏm của nhà đầu tư

Nhà đầu tư nên rót tiền vào danh mục mà họ am hiểu nhất. Nếu không hiểu về cách thức hoạt động thực của thị trường chứng khoán, không đọc được thông tin tương đối chuẩn xác về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp thì không nên đầu tư chứng khoán.

Số 4-2024: Thuốc đặc trị cho 'cơn sốt nóng' vàng miếng SJC

Vàng vẫn luôn là một loại hàng hóa đặc biệt, dù chúng ta có công nhận điều đó hay không. Không chỉ riêng ở Việt Nam, các ngân hàng trung ương trên thế giới đều muốn loại bỏ vàng khỏi lưu thông trong nền kinh tế nhưng không thể làm được vì người dân vẫn có xu hướng tích trữ vàng. Để thị trường vàng minh bạch và lành mạnh hơn thì nên bỏ độc quyền vàng miếng thương hiệu vàng SJC và cho phép các tổ chức khác tham gia thị trường vàng miếng.

Số 3-2024: Thương hiệu Vàng TPHCM 2023

Năm 2023 được đánh giá là nhiều khó khăn, nhưng kết quả cuối năm cho thấy chính quyền TPHCM cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương đã nỗ lực vượt sóng gió và giữ vững tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung. Góp phần không nhỏ vào sự đi lên này phải kể đến các doanh nghiệp được định danh là 'Thương hiệu Vàng' của thành phố, nhóm duy trì sức mạnh cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình.

KTSG số 24-2023: Khủng hoảng thiếu điện

Câu chuyện thiếu điện trở nên hết sức nóng bỏng suốt vài tuần qua. KTSG bản in phát hành sáng mai (15-6) sẽ chuyển tải một số góc nhìn xung quanh vấn đề này.

KTSG số 23-2023: Điểm sáng bất động sản công nghiệp

Việc thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng và nhu cầu phân bổ lại vị trí đặt nhà máy trên toàn cầu cùng sự chuyển dịch của thị trường bất động sản công nghiệp trong nước mang tới cơ hội cho các địa phương có lợi thế.

KTSG số 21-2023: Bức tranh nợ của doanh nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống tín dụng đến cuối tháng 2-2023 lên tới 2,91%, cao hơn mức 2% vào cuối năm 2022. Tổng nợ xấu gộp ước chiếm 5% tổng dư nợ. Đó là thông tin từ ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, được nêu lại trong bài xã luận (mục Ý kiến) mở đầu số báo KTSG bản in tuần này, phát hành vào ngày mai, 25-5.

KTSG số 20-2023: Chính sách tiền tệ đa mục tiêu

Nhiều đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội theo dòng thời sự sẽ đến với bạn đọc qua KTSG bản in tuần này, phát hành vào sáng mai (18-5).

KTSG số 19-2023: 'Bảo hiểm' cho người mua bảo hiểm

Những ngày gần đây, nhiều thông tin không tích cực về việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khiến những người đã mua bảo hiểm hoang mang, lo sợ; còn người chưa mua bảo hiểm thì cảnh giác, dè chừng.

KTSG số 18-2023: Tấm khiên bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngày 17-4-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP (NĐ13) về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là nỗ lực nhằm góp phần xây dựng hành lang pháp lý phục vụ chương trình chuyển đổi số quốc gia, hướng đến mục tiêu an toàn thông tin và phát triển xã hội số toàn diện.

KTSG số 15-2023: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp tan băng?

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về việc sửa đổi Thông tư 16/2021 về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.

KTSG số 13-2023: Chính sách đặc thù cho TPHCM

Có nhiều khả năng Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua tại kỳ họp vào tháng 5-2023.

KTSG số 11-2023: Nhìn từ vụ ngân hàng SVB phá sản

Hôm 10-3-2023, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã công bố đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) và nắm quyền kiểm soát các khoản tiền gửi của ngân hàng này. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.

KTSG số 9-2023: Chữa cháy trái phiếu doanh nghiệp

Áp lực đáo hạn và thanh toán lãi trái phiếu hiện nay là rất lớn với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bất động sản. Đây là hệ lụy của một giai đoạn buông lỏng quản lý giám sát thị trường vốn.

KTSG số 8-2023: Nhà ở hợp túi tiền ở Việt Nam

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội có lẽ là thông tin đáng chú ý nhất trong Hội nghị 'Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững' ngày 17-2-2023 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

KTSG số 52-2022: Bức tranh kinh tế 2022-2023

Nhìn lại một năm 2022, có thể thấy kinh tế toàn cầu bị liên tiếp những bất ổn bao trùm. Liệu với những khó khăn cũ, cộng thêm những thách thức mới, kinh tế năm 2023 sẽ ra sao?

Đô la Mỹ liên tục giảm giá – tín hiệu gì?

Việc tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng giảm trở lại được đánh giá là tích cực, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh sức ép của thị trường ngoại hối thường gia tăng vào cuối năm, vì đây là giai đoạn cao điểm sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp là rất lớn.Việc kiềm chế tỷ giá để hạn chế sức ép nhập khẩu lạm phát có lẽ là mục tiêu cần được quan tâm trong thời điểm hiện nay cũng như giai đoạn tới.

KTSG số 48-2022: Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025

Các đề tài về kinh tế – xã hội trong nước và thế giới có trong Tạp chí Kinh tế Sài Gòn số 48-2022 bản in phát hành ngày 1-12. Đó là những bài viết về kinh tế số Việt Nam, thị trường FinTech, thu hút du mục kỹ thuật số tại một số nước Đông Nam Á… cùng một số bài viết về sức mua dịp Tết, mừng lo việc xuất khẩu sầu riêng ở trang Doanh nhân Doanh nghiệp, các bài tản văn, suy nghĩ dọc đường trang Văn hóa Xã hội, Kinh tế thế giới.

KTSG số 47-2022: Trái phiếu doanh nghiệp: ném chuột đừng để vỡ bình

Chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm tạo sự ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) về dài hạn.

CASA sụt giảm – xu hướng chỉ mới bắt đầu?

Có thể thấy xu hướng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) sụt giảm dường như đi ngược lại với những dự báo trước đó, khi cho rằng cuộc chuyển dịch sang thanh toán trực tuyến và hạn chế sử dụng tiền mặt sẽ chỉ ngày càng giúp các ngân hàng tăng lượng tiền gửi CASA. Tuy nhiên, hiện tượng xu hướng đảo chiều nói trên là có thể giải thích được.Thống kê từ 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quí 3-2022 cho thấy, có đến 19 ngân hàng, tức chiếm tỷ trọng hơn 70%, ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm trong chín tháng đầu năm nay. Theo đó, tỷ lệ CASA bình quân đã giảm 0,8 điểm phần trăm từ mức 17,8% hồi đầu năm xuống còn 16,9%.

KTSG số 46-2022: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – vị lãnh đạo đặc biệt

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trên số báo phát hành sáng mai (17-11), KTSG xin trân trọng giới thiệu các bài viết về ông.

Lực nào cho tăng trưởng?

Bối cảnh không mấy thuận lợi trên thị trường thế giới và ở trong nước đang tạo ra thách thức không nhỏ cho khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.Tăng trưởng trong giai đoạn tới của Việt Nam được dự báo sẽ chịu nhiều áp lực hơn, do chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu cộng thêm một số vấn đề đặc thù trong nội tại của nền kinh tế.

KTSG số 45-2022: Thị trường bất động sản muôn mặt

Lãi suất đang trên đà tăng nhanh sẽ có tác động sâu rộng tới các đối tượng trên thị trường bất động sản Việt Nam, một thị trường mà cả cung lẫn cầu đều đang suy giảm trên hầu hết các phân khúc.

KTSG số 44-2022: Bài toán đầu tư công

Trong hai năm 2021-2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sau 10 tháng đầu năm lần lượt là 64,44% và 55,8% kế hoạch năm. Có tiền mà không tiêu là một nghịch lý theo tư duy phát triển kinh tế thông thường.

KTSG số 37-2022: Nóng tỷ giá, lãi suất

Một trong những chuyển động thời sự trên thị trường tiền tệ nửa đầu tháng 9-2022 là sự tăng nhiệt của tỷ giá và lãi suất. Những phản ánh về thị trường này sẽ được ghi nhận trên KTSG bản in phát hành sáng mai, ngày 15-9.

Trái phiếu chính phủ: Người mua ngần ngại, người bán cũng chẳng mấy mặn mà

Lượng trái phiếu chính phủ (TPCP) phát hành trong tám tháng đầu năm nay sụt giảm mạnh so với cùng kỳ và cũng chỉ đạt tiến độ rất thấp so với kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh ngân sách thừa tiền, có lẽ Chính phủ không nhất thiết phải huy động vốn bằng mọi giá, còn phía nhà đầu tư thì đang lo ngại rủi ro lãi suất.Giá trị đăng ký luôn vượt giá trị gọi thầu, nhưng tỷ lệ giá trị trúng thầu/gọi thầu thấp, cho thấy lợi suất phát hành chưa đáp ứng được lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư.

KTSG số 36-2022: Thương mại quốc tế thoái trào và 'ngoại lệ Việt Nam'

Sau khi WTO ra đời năm 1995 thay cho GATT, tỷ lệ thương mại quốc tế bắt đầu tăng cao, nhưng từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thì thoái trào và hiện ở mức 46%. Dù vậy, Việt Nam là ngoại lệ, thậm chí kinh tế còn được đẩy mạnh từ năm 2008, hiện ngoại thương về hàng hóa của Việt Nam đạt mức trên 180% GDP.

Hỗ trợ lãi suất 2%, vì sao triển khai chậm?

Tiến độ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% vẫn chưa đạt kỳ vọng, nhiều doanh nghiệp phản ánh vẫn chưa thể tiếp cận vốn vay theo gói này. Nguyên nhân vì sao và cần có những giải pháp gì để thúc đẩy các ngân hàng chủ động thực hiện hiệu quả hơn?Về đối tượng khách hàng được nhận hỗ trợ lãi suất cũng như tiêu chí xác định, cần phải liên tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện, xem xét việc có nên nới điều kiện hay không và nới như thế nào.

KTSG số 30-2022: Không nên chấp nhận lạm phát cao

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam có thể chấp nhận mức lạm phát cao hơn mục tiêu 4% để cứu giúp nền kinh tế đang cần phục hồi sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu, giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh.

Tỷ giá – những lựa chọn khó khăn

Trên bình diện tổng thể, tiền đồng (VND) vẫn giữ được sự ổn định đáng kể nếu nhìn vào tốc độ mất giá của các đồng tiền khác so với đô la Mỹ (USD). Nhưng nhìn vào bối cảnh hiện nay, có thể nói việc điều hành tỷ giá đang đứng trước những lựa chọn khó khăn và đầy thách thức.Nhìn vào những động thái gần đây của nhà điều hành, dường như chính sách giữ ổn định tỷ giá đang được ưu tiên hơn và đang nhắm đến nhiều mục tiêu chứ không chỉ đảm bảo giá trị cho tiền đồng…

KTSG số 29-2022: Sóng gió tỷ giá

Giá đô la Mỹ đã tăng lên mức mạnh nhất trong vòng 20 năm qua so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới đang tạo ra những tác động lan rộng, dẫn tới sự phá giá tiền tệ trên khắp thế giới, làm gia tăng chi phí và gây bất ổn cho triển vọng kinh tế toàn cầu.

Ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng gì từ những rủi ro trái phiếu doanh nghiệp?

Sự kiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hủy bỏ chín đợt phát hành trái phiếu của ba công ty thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh đã hé lộ những góc khuất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Liệu các ngân hàng – vốn không chỉ là nhà đầu tư lớn trên thị trường này, mà không ít tổ chức còn chịu trách nhiệm tư vấn, bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu sẽ đối mặt với những thách thức gì?Bên cạnh những rủi ro, thiệt hại về tài chính, mà mức độ không quá lớn so với quy mô của các ngân hàng hiện nay theo như các tổ chức đánh giá, cần nhìn nhận rằng việc thị trường TPDN gặp vấn đề có thể mang lại những hệ lụy lâu dài hơn cho ngành ngân hàng.

Thị trường ngoại hối sẽ đối mặt với nhiều áp lực?

Xu hướng tăng mạnh trở lại của đô la Mỹ trên thị trường quốc tế nếu tiếp tục duy trì, tất yếu sẽ đặt thị trường ngoại hối trong nước đối mặt thêm thách thức, nhất là khi hoạt động thương mại và đầu tư thời gian tới có thể bị ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine.Khi Nga bị cấm vận hoặc chủ động ngưng xuất khẩu một số mặt hàng để trả đũa, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể lại rơi vào tình trạng đứt gãy khiến các ngành sản xuất khác lao đao, mà những nước có độ mở kinh tế cao như Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn.

Lãi suất – vì đâu căng thẳng ngay từ đầu năm?

Lãi suất đang tăng trở lại là điều đáng chú ý sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng không còn dồi dào khiến một loạt ngân hàng thay phiên điều chỉnh lãi suất huy động vốn. Liệu mặt bằng lãi suất có sớm hạ nhiệt hay sẽ còn tiếp tục leo thang?Bất cứ diễn biến tăng sốc nào của mặt bằng lãi suất nếu có cũng chỉ sẽ mang tính chất thời điểm, còn về dài hạn kỳ vọng vẫn ổn định và trong tầm kiểm soát của nhà điều hành.

Những tranh luận về lạm phát

Lạm phát có lẽ sẽ là từ khóa được quan tâm nhất và tập trung chú ý theo dõi nhiều nhất trong năm 2022 này. Với mức độ tác động lên nhiều biến số kinh tế vĩ mô khác, trong khi chính chỉ số này hiện cũng đang chịu nhiều áp lực và ảnh hưởng từ các yếu tố khác, dự báo về lạm phát trong thời gian tới đang gây nhiều tranh cãi, ngay cả giữa các chuyên gia kinh tế và giới phân tích.Trong khi hầu hết các tổ chức khá đồng thuận về xu hướng tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, thì ngược lại có khá nhiều quan điểm trái chiều về xu hướng lạm phát.