KTSG số 46-2022: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – vị lãnh đạo đặc biệt
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trên số báo phát hành sáng mai (17-11), KTSG xin trân trọng giới thiệu các bài viết về ông.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – một vị lãnh đạo đặc biệt (Trần Sĩ Chương): Thủ tướng Võ Văn Kiệt thực sự là một người “học từ việc hỏi”. Ông luôn thắc mắc, trao đổi với người này người khác, hỏi han tới nơi tới chốn, rồi sàng lọc và đưa ra chính kiến của riêng mình.
Ông Võ Văn Kiệt với chuyện “dân giàu, nước mạnh” (Bùi Kiến Thành): Trong một giai đoạn khó khăn của lịch sử, anh Võ Văn Kiệt đã đóng góp một vai trò quan trọng để chuyển đổi tình thế, góp sức thiết kế và thực hiện chính sách Đổi mới. Người lãnh đạo cần có tâm, có tầm và anh Võ Văn Kiệt là một chính trị gia hội đủ hai yếu tố trên.
Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:
Biến đổi khí hậu không chỉ là câu chuyện của điều kiện tự nhiên (Trần Hương Giang): Bản chất gốc rễ của biến đổi khí hậu xuất phát chủ yếu từ tác động của con người vào môi trường.
Phát triển kinh tế xanh và lối sống xanh: Một cuộc cách mạng về phương thức sản xuất (Phạm Chánh Trực): Mục tiêu đã đề ra là đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Nhưng thực hiện mục tiêu này bằng con đường nào là vấn đề cần suy nghĩ.
Kinh tế tuần hoàn mở ra những mô hình kinh doanh mới (Hoàng Minh): Kinh tế tuần hoàn không đơn giản dừng ở việc thay đổi nguyên liệu đầu vào hay tạo ra sản phẩm bền vững hơn. Áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn còn tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
Sự “vỡ trận” lành mạnh (Hải Lý): Bất động sản cũng là một thứ hàng hóa. Khi cung dồn ứ và cầu vẫn đang quan sát, giá cả sẽ vận động để đưa cung cầu về điểm cân bằng.
Bộ lọc để khơi thông dòng vốn (PGS.TS. Võ Đình Trí): Có thể dự báo hệ lụy là rất lớn nếu tình trạng nghẽn vốn trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản kéo dài. Nhưng liệu có nên hỗ trợ ngành bất động sản bằng mọi giá?
Cứu trợ của các chính phủ đối với ngành bất động sản (Phan Minh Ngọc): Bất động sản là một ngành kinh tế quan trọng. Mỗi khi ngành này gặp khủng hoảng thì nhiều người thường kỳ vọng các chính phủ sẽ nhảy vào cứu vớt bằng các gói tài chính hỗ trợ trực tiếp hoặc các hình thức hỗ trợ gián tiếp.
Kế hoạch giải cứu mới sẽ vực dậy thị trường bất động sản Trung Quốc? (Ngân Diệp): Trung Quốc vừa công bố gói giải cứu sâu rộng nhất từ trước tới nay nhằm giải cứu thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng suy yếu và cạn kiệt thanh khoản.
Sao không sử dụng công cụ thuế (mục Ý kiến): Dù loại thuế đánh lên lợi nhuận bất thường của các công ty xăng dầu vẫn đang gây tranh cãi, nhưng đây là giải pháp trước mắt nhằm đưa thị trường xăng dầu trở về tình trạng cung cầu được đáp ứng.
FTX – Sàn giao dịch xây trên cát (Nguyễn Vũ): Thế giới tiền mã hóa liên tục xảy ra các vụ sụp đổ, gần đây nhất là vụ sàn giao dịch FTX phá sản, đốt cháy tiền tỉ của nhiều người.
Tương lai của tiền mã hóa sau cú sốc FTX (Song Thanh): “Mùa đông tiền mã hóa” đang trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết với cú sốc phá sản của FTX. Nhiều câu hỏi lớn được đặt ra về tương lai của ngành công nghiệp này.
Cổ phiếu bất động sản gây áp lực lên VN-Index! (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tuần giảm điểm mạnh dưới áp lực bán dâng cao tại hầu hết các nhóm cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm bất động sản.
Cổ phiếu bất động sản – bao giờ cho đến bình minh? (Triêu Dương): Giai đoạn này năm ngoái, cổ phiếu bất động sản nổi sóng mạnh mẽ, là đầu tàu dẫn dắt VN-Index liên tục lập kỷ lục. Vì sao chỉ sau một năm, nhóm cổ phiếu này lại lao dốc?
CASA sụt giảm – xu hướng chỉ mới bắt đầu? (Thụy Lê): Những dự báo trước đây cho rằng cuộc chuyển dịch sang thanh toán trực tuyến và hạn chế sử dụng tiền mặt sẽ giúp các ngân hàng ngày càng tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Tuy nhiên, hiện chỉ số CASA có xu hướng sụt giảm.
Lãi suất tăng, các ngân hàng ASEAN đối mặt với rủi ro nợ xấu (Lạc Diệp): Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu nhiều áp lực và đối mặt nguy cơ suy thoái, các ngân hàng tại các nước ASEAN khẩn trương rà soát khả năng xảy ra các vụ vỡ nợ.
Sự chuyển dịch của dòng tiền và quyết tâm chống đô la hóa (Tuệ Nhiên): Diễn biến cung cầu ngoại tệ đang cân đối trở lại, không loại trừ khả năng có sự chuyển dịch từ nắm giữ ngoại tệ sang tiền đồng, cũng như tâm lý đầu cơ đang dần suy yếu.
Mùa tour Tết 2023: áp lực bán cùng nỗi lo nghẽn dòng tiền (Đào Loan): Sức mua tour Tết năm nay tương đối khả quan, nhưng các doanh nghiệp đang chịu áp lực phải bán hàng nhanh vì Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán cận kề nhau. Thêm vào đó là nỗi lo thiếu tiền để chuẩn bị dịch vụ.
Hạt gạo – drone – máy chà (Huỳnh Kim): Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ cho thấy đang có một cuộc cạnh tranh về công nghệ sản xuất và chế biến gạo, giúp tăng chất lượng, lợi nhuận, bảo vệ môi trường.
Drone thâm nhập sâu vào canh tác nông nghiệp ở Úc (Ricky Hồ): Những chiếc máy bay không người lái do nông dân điều khiển đang hiện diện khắp các cánh đồng nước Úc. Các quy định về an toàn bay của drone nông nghiệp là rất nghiêm ngặt.
Đừng xem nhẹ mỹ thuật công nghiệp (Nguyễn Đức Hoàng): Ở thời đại mà yếu tố mỹ thuật góp phần quan trọng vào sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, rất tiếc, Việt Nam vẫn tồn tại một thực tế là kỹ sư thì ít có năng lực về thẩm mỹ, còn họa sĩ thì không hiểu về kỹ thuật.
Bồi thường chi phí luật sư, nhìn từ bối cảnh Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Thủy): Sau một vụ kiện, bên thắng kiện thường đưa ra yêu cầu buộc bên còn lại phải bồi thường chi phí hợp lý mà họ đã bỏ ra để thuê luật sư. Tuy nhiên, tùy vào từng quốc gia và hệ thống pháp luật khác nhau, yêu cầu bồi thường sẽ được nhận định và có cách giải quyết khác nhau.
Hoàn thuế VAT: lỗ hổng nào cần bịt trước? (Song Nghi): Ngành thuế sợ bị “qua mặt” nên đưa ra các quy trình kiểm soát việc hoàn thuế giá trị gia tăng kiểu “thà bắt lầm hơn bỏ sót”, dẫn đến doanh nghiệp phải khốn đốn vì đứt dòng tiền.
Chuyện làm luật (An Nhiên): Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chưa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vừa qua là hợp lý. Dự thảo này chưa giải quyết được những vấn đề cốt lõi của ngành y.
Chuyện lùi giờ học và cái lò nướng của bà ngoại (Tân An): Việc lùi giờ đóng cổng ở các trường học đã giúp cho tâm lý phụ huynh và học sinh được thoải mái hơn.
Nơi không có hoa hồng (Vũ Thị Huyền Trang): Nhân 20-11, những bông hoa nở trên đá như một phép ẩn dụ ngọt ngào cho những cống hiến thầm lặng của thầy cô giáo trên những vùng cao. Con chữ vang lên nơi bản làng xa xôi, nơi núi cao vực thẳm, nơi đèo mây rốn gió trở thành tiếng của thiêng liêng.
Liệu vai trò của cha mẹ ngày nay có thay đổi? (An An): Ngày trước, người cha là biểu tượng của hình ảnh nghiêm nghị trong gia đình, ít can thiệp chuyện bếp núc, chăm sóc nhà cửa; người mẹ là người giữ không khí ôn hòa, trò chuyện nhẹ nhàng với con cái… Liệu cha mẹ thời nay có còn giữ vai trò khác biệt đó không?
Giữa đầm Thị Tường (Phú Thành): Sống ở đầm Thị Tường (Cà Mau) không sợ phiền hà ai. Đêm ở đây, hoặc rất lãng mạn với người đang yêu, hoặc tĩnh lặng lạ kỳ với người thức khuya, ham trải nghiệm.
Bí ẩn của Faslink? (Tâm Hải): Thăm showroom và phòng lab của Faslink, chiếc khăn choàng làm từ bã cà phê có mình vải thật mịn, nhẹ và êm tay cùng với màu sắc tinh tế…
Ký tên lên tranh chép: có thể còn nghiêm trọng hơn cả chép tranh! (Lê Thiên Hương): Gần đây xảy ra vụ việc một họa sĩ ký tên mình lên bản sao chép tranh của một nghệ sĩ khác. Có thể nói đây là vụ việc khá hy hữu.
Phải có người mua thì người bán mới tồn tại được (Mai Dương): Đến một ngày, khi không còn ai hứng thú với gánh xiếc rong thì những người nghệ sĩ sẽ về đâu?
Mời bạn đọc đón xem!
Tòa soạn KTSG