Ký quỹ trong phái sinh và những điều nhà đầu tư cần lưu ý

Khi giao dịch phái sinh, nhiều nhà đầu tư mới đã rất bất ngờ khi bị đóng vị thế bắt buộc, hay thậm chí bị đình chỉ giao dịch trong khi vẫn còn tiền trong tài khoản.

Khác với giao dịch cổ phiếu thông thường, ký quỹ đóng vai trò quan trọng và bắt buộc trong giao dịch phái sinh. Ký quỹ trong phái sinh có thể hiểu như một khoản đặt cọc để đảm bảo việc thanh toán giữa các bên tham gia, được giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). Việc hiểu rõ và đảm bảo tỉ lệ ký quỹ ban đầu trước khi giao dịch, duy trì mức ký quỹ ở ngưỡng an toàn sẽ giúp nhà đầu tư quản trị rủi ro tốt hơn, tránh các trường hợp phát sinh không mong muốn.

Có 4 loại ký quỹ phái sinh mà nhà đầu tư cần nắm được:

- Ký quỹ ban đầu (Initial Margin - IM) là số tiền tối thiểu phải nộp trước khi tham gia vào giao dịch chứng khoán phái sinh.

VSDC quy định và công bố tỉ lệ ký quỹ ban đầu trên website. Định kì vào các ngày 1, 10, 20 hàng tháng, VSDC cân nhắc và xem xét điều chỉnh tỉ lệ ký quỹ này dựa trên biến động giá giao dịch, thời điểm đáo hạn cũng như các yếu tố khác được VSDC xét là cần thiết. Hiện tại, tỷ lệ ký quỹ ban đầu được quy định là 17%.

IM = Giá giao dịch x Hệ số nhân Hợp đồng x Số lượng Hợp đồng mua/bán x Tỷ lệ ký quỹ ban đầu

- Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (Delivery margin -DM) là giá trị ký quỹ mà bên bán và bên mua phải nộp cho VSD để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Hình thức ký quỹ có thể bằng tiền hoặc trái phiếu (chỉ áp dụng với bên bán).

- Ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM) được tính theo lãi/lỗ của các vị thế trong phiên giao dịch. Giá trị này sẽ được tính vào mức ký quỹ duy trì yêu cầu nếu vị thế ở nhà đầu tư ở trạng thái lỗ.

VM = (Giá 2 – Giá 1) x Hệ số nhân Hợp đồng x Số lượng Hợp đồng mua/bán.

- Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR) là tổng giá trị kí quỹ cần nộp để duy trì các vị thế trong phiên giao dịch. Ký quỹ duy trì bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng (dành cho hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ) và ký quỹ biến đổi.

MR = IM + VM + DM (áp dụng cho HĐTL trái phiếu chính phủ)

Ví dụ:

Ngày 1/7/2024, nhà đầu tư mở vị thế BÁN 1 hợp đồng VN30F2407 tại giá 1280 do kì vọng chỉ số giảm điểm.

IM = 1280 x 100,000 x 1 x 17% = 21,760,000 VND

Sau đó, thị trường tăng điểm, giá hợp đồng VN30F2407 tăng lên 1300.

IM = 1300 x 100,000 x 1 x 17% = 22,100,000 VND

VM = (1300 – 1280) x 100,000 x 1 = 2,000,000 VND

Vậy MR = 22,100,000 + 2,000,000 = 24,100,000 VND

Ngoài ra, với tần suất biến động giá nhanh, nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ tỷ lệ an toàn và ngưỡng cảnh báo mà tài khoản cần đáp ứng.

Theo quy định của VSDC, tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR) sẽ được giám sát và cảnh báo trong phiên. Nếu như AR đạt ngưỡng 100%, nhà đầu tư sẽ bị tạm đình chỉ giao dịch, đồng thời không thể mở mới vị thế, ngoại trừ giao dịch đối ứng để đóng vị thế và/hoặc bổ sung tài sản ký quỹ. Để phòng tránh rủi ro cho khách hàng, Pinetree cũng thiết lập hệ thống cảnh báo và gọi ký quỹ ở các 3 ngưỡng 80%, 90%, 95%. Tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng thời kỳ và được quy định tại website:

Cũng với ví dụ trên, nếu nhà đầu tư ký quỹ 30,000,000 VND, khi nhà đầu tư mở vị thế Bán, tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ là:

AR = 21,760,000 / 30,000,000 = 72,5% (An toàn)

Sau khi giá HĐ VN30F2407 tăng lên 1300, tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ được tính lại như sau:

AR = 24,100,000 / 30,000,000 = 80,3% (Mức 1 - Nhà đầu tư không thể mở mới vị thế)

Khác với những công ty khác, Pinetree thiết lập các ngưỡng cảnh báo tương đối an toàn, tránh cho nhà đầu tư tình trạng bị đình chỉ giao dịch hay đóng vị thế bắt buộc khi thị trường biến động mạnh.

Nhà đầu tư có thể tải app AlphaTrading của Pinetree và giao dịch phái sinh miễn phí kèm ưu đãi margin cơ sở giảm còn 9% ngay tại đây.

Thanh Duy

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/ky-quy-trong-phai-sinh-va-nhung-dieu-nha-dau-tu-can-luu-y-post350030.html