Kỳ VI: Triển vọng nhu cầu LNG của Trung Quốc

Trung Quốc lấy lại vị thế là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023 với mức tăng 12,4%, lên 72,1 Mtpa. Tuy nhiên, việc mua bán LNG vẫn chưa hoàn toàn phục hồi về mức trước cuộc xung đột CHLB Nga-Ukraine và vẫn thấp hơn 10% so với mức nhập khẩu năm 2021.

Trung Quốc lấy lại vị thế là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023 (Ảnh minh họa)

Trung Quốc lấy lại vị thế là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023 (Ảnh minh họa)

Việc sản xuất trong nước và nhập khẩu qua đường ống có thể tiếp tục hạn chế sự phát triển nhu cầu LNG của Trung Quốc. Sản lượng khí đốt tự nhiên trong nước có thể tăng nhanh do kinh tế, chính sách các chỉ thị và xu hướng đầu tư hỗ trợ phát triển các nguồn lực phi truyền thống. Nhập khẩu đường ống cũng có thể tăng trong ngắn hạn thông qua cơ sở hạ tầng hiện có, làm hạn chế khả năng nhập khẩu LNG. Sự gia tăng chưa từng có về năng lượng tái tạo đang vượt xa việc sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện. Khi công suất và sản lượng năng lượng tái tạo tăng vọt, tỷ trọng khí đốt tự nhiên trong điện hỗn hợp đã bị đình trệ. Năng lượng tái tạo và than có thể tiếp tục được ưu tiên trong ngành điện lực, hạn chế sự thâm nhập của khí tự nhiên và LNG.

Nhu cầu LNG khó có thể vượt qua mức trước cuộc xung đột CHLB Nga-Ukraine cho đến năm 2025. Do sự tăng trưởng nhanh chóng trong hợp đồng dài hạn bắt đầu giao hàng vào năm 2024, các công ty Trung Quốc có thể tăng cường hoạt động giao dịch LNG với người mua ở các khu vực khác. Trong trung hạn, IEEFA kỳ vọng thặng dư ngày càng tăng của khối lượng hợp đồng LNG xuất hiện khi các hợp đồng mới bắt đầu giao hàng vượt xa tốc độ tăng trưởng nhu cầu LNG. Tương tự đối với các công ty Nhật Bản, các công ty LNG của Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng LNG ở các thị trường châu Á mới nổi để nuôi dưỡng nhu cầu.

Trung Quốc lấy lại vị thế là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023 với mức tăng 12,4%, lên 72,1 Mtpa. Tuy nhiên, việc mua bán LNG vẫn chưa hoàn toàn phục hồi về mức trước cuộc xung đột CHLB Nga-Ukraine và vẫn thấp hơn 10% so với mức nhập khẩu năm 2021. Nhu cầu khí đốt tổng thể vào năm 2023 được dự báo sẽ tăng gần 4%, lên 390 bcm sau khi giảm 1,2% (2022). Mặc dù nhu cầu khí đốt tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 8% trong thập kỷ qua, ước tính từ PipeChina ngụ ý nhu cầu có thể tăng trưởng với tốc độ chậm hơn 4,3% mỗi năm, với mức cao nhất là năm 2035, trong khi đó, IEA dự báo mức tăng trưởng hàng năm chỉ là 2% cho đến năm 2030.

Các kế hoạch gần đây của chính phủ trung ương đã chỉ ra dự báo tăng trưởng nhu cầu khí đốt thấp hơn. Ví dụ, dự thảo chính sách sử dụng khí đốt của đất nước được ban hành (9/2023) nhằm mục đích làm chậm quá trình chuyển đổi từ than sang khí đốt ở các khu vực có thu nhập thấp; hạn chế việc mở rộng phát triển khí đốt, đặc biệt ở các vùng sản xuất than; và hạn chế sản xuất hóa chất từ nguyên liệu khí, cùng với các biện pháp khác. Đơn vị bán khí đốt của PetroChina cũng được cho là đã cắt giảm nhu cầu khí đốt cao điểm tới 31%, từ 700 bcm xuống 535 bcm sau khi Trung Quốc đã công bố cam kết trung hòa carbon vào năm 2060 (9/2020).

Tỷ trọng LNG trong nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đã tăng lên 26% (2023), tăng từ mức 15% (2022). LNG được mua từ các hợp đồng dài hạn cũng tăng lên. Do sự biến động gần đây trong thị trường giao ngay, các công ty Trung Quốc đã ký hơn 50 Mtpa hợp đồng mới vào năm 2021 và 2022. Kết quả là tỷ trọng khối lượng giao ngay và ngắn hạn của Trung Quốc đã giảm từ 46% (2021) xuống còn 18% (2023) và có thể còn giảm hơn nữa khi các hợp đồng mới bắt đầu được giao hàng.

Vai trò của Trung Quốc với tư cách là người mua cân bằng trên thị trường khí đốt toàn cầu sẽ tăng lên trong những năm tới, làm che mờ triển vọng tăng trưởng nhu cầu LNG. Khi nhu cầu khí đốt chung của cả nước tăng lên, nhu cầu khí đốt trong nước sản xuất khí đốt và nhập khẩu qua đường ống có thể hạn chế nhập khẩu LNG cho đến khi giá cả giảm xuống mức cạnh tranh hơn. Vào thời điểm đó, Trung Quốc có thể tăng cường mua LNG từ thị trường giao ngay và ngắn hạn. Tuy nhiên, các hợp đồng dài hạn tăng nhanh, Trung Quốc có thể tìm cách giảm thiểu tình trạng dư thừa ngày càng tăng của khối lượng LNG giao kỳ hạn bằng cách bán nguồn cung dư thừa ra nước ngoài.

Nhập khẩu khí đốt qua đường ống: Trung Quốc đã gia tăng nhập khẩu khí qua đường ống lên 6,2%, lên 69,2 bcm (2023) từ mức 64,8 bcm (2022). Nhập khẩu qua đường ống từ CHLB Nga tăng lên 22,5 bcm (2023) từ mức 16 bcm (2022). Hãng Gazprom kỳ vọng hệ thống đường ống “Sức mạnh Siberia” sẽ đạt công suất tối đa 38 bcm (2025), tăng 70% so với mức của năm 2023. Về lâu dài, Trung Quốc có kế hoạch mở rộng nhập khẩu qua đường ống thêm 70 bcm công suất với CHLB Nga và 30 bcm với CH Turkmenistan. Tất cả những dự án này không được mong đợi hoạt động trong thập kỷ này song có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu LNG dài hạn của Trung Quốc.

IEEFA ước tính giá LNG sẽ phải giảm xuống dưới từ 8-9 USD/MMBtu để cạnh tranh với chi phí nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Trung Quốc và dưới 6 USD/MMBtu để cạnh tranh với khí đốt sản xuất trong nước. Cho đến lúc đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục có động cơ kinh tế để ưu tiên nhập khẩu khí đốt qua đường ống hơn là nhập khẩu LNG.

Sản xuất khí đốt trong nước: Trung Quốc là nước sản xuất khí đốt lớn thứ tư thế giới và sản lượng đã đạt tăng trung bình 13,2 bcm mỗi năm kể từ năm 2017. Năm 2023, sản lượng khí đốt trong nước tăng 5,6%, lên 230 bcm. IEEFA dự báo sản lượng sẽ đạt 250 bcm (2025). Năm 2022, tổng mức đầu tư thượng nguồn trong nước đạt kỷ lục 51,2 tỷ USD, tăng 19% mỗi năm. Báo cáo Phát triển khí đốt tự nhiên năm 2023 đã cung cấp tầm nhìn sâu sắc về quan điểm của chính phủ trung ương về phát triển khí đốt trong nước và quốc tế nhằm mục tiêu đáp ứng 50% nhu cầu của đất nước bằng khí sản xuất trong nước.

Tăng trưởng sản lượng than trong nước và năng lượng tái tạo: Sản lượng than nội địa tăng 3%, lên 4,66 tỷ tấn (2023), trong khi nhập khẩu than tăng 61,8%, lên 474,4 tấn do giá cả giảm. Trung Quốc cũng đã phê duyệt sản lượng sản xuất than mới hàng năm là 260 Mt và sẽ nâng tổng sản lượng khai thác lên 5,05 tỷ Mt. Sản xuất và nhập khẩu than có thể sẽ hạn chế vai trò của LNG, đặc biệt là trong ngành điện lực.

Việc triển khai năng lượng tái tạo cũng tăng tốc vào năm 2023, khi Trung Quốc bổ sung 293 GW công suất năng lượng gió và mặt trời. Trong khi đó, công suất khí đốt bổ sung trung bình chỉ 10 GW mỗi năm trong những năm gần đây. Như một thị phần sản xuất, năng lượng tái tạo đã tăng gấp bốn lần từ thị phần 4% (2015) lên 16% (2023), theo dữ liệu của Ember. Trong thời gian đó, thị phần khí đốt vẫn ở mức khoảng 3%.

Hợp đồng LNG: Bất chấp các chính sách được thiết kế để hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu LNG, Báo cáo phát triển khí đốt tự nhiên năm 2023 cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hợp đồng mua bán LNG dài hạn nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Theo dữ liệu của BNEF, các hợp đồng có khối lượng kết hợp là 12,3 Mtpa dự kiến sẽ bắt đầu giao hàng vào năm 2024, tăng từ mức 6,8 Mtpa của hợp đồng bắt đầu vào năm 2023. Khối lượng hợp đồng dài hạn dự kiến sẽ tăng từ 72,7 Mtpa (2023) lên hơn 112 Mtpa (2028), trước khi giảm xuống 105 Mtpa (2030).

Dù bắt đầu ký hợp đồng mới, nhu cầu LNG năm 2024 dự kiến vẫn khó vượt mức trước đó cuộc xung đột CHLB Nga-Ukraine. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ có thặng dư ngày càng tăng về hợp đồng LNG để bán lại cho các thị trường khác. Theo dữ liệu của Kpler Holding SA, người mua Trung Quốc đã bán được 6,8 Mtpa LNG (2023), tăng từ 4,3 Mtpa (2022). Theo một số ước tính, người mua Trung Quốc có thể bán LNG vượt quá 8 Mtpa (2026). Theo kịch bản nhu cầu khí đốt thấp hơn, IEA tuyên bố Trung Quốc có thể phải đối mặt với tình trạng thặng dư 80 bcm (58,8 Mtpa) khí đốt tự nhiên (2030).

Tuấn Hùng

IEEFA

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/ky-vi-trien-vong-nhu-cau-lng-cua-trung-quoc-712290.html