'La bàn bay' EC-130H đầu tiên của Không quân Mỹ được cho về hưu sau 37 năm

Sau 37 năm phục vụ, chiếc 'la bàn bay' EC-130H đầu tiên của Không quân Mỹ đã được cho về hưu vào cuối tháng 1 vừa rồi.

Chiếc EC-130H thuộc biên chế của lực lượng Không đoàn Tác chiến điện tử số 55 Không quân Mỹ vừa được cho về hưu cuối tháng 1 vừa rồi là chiếc đầu tiên của dòng máy bay " la bàn trên không" này. Nguồn ảnh: BI.

Thuật ngữ "la bàn trên không" hay "la bàn bay" được không quân Mỹ dùng để chỉ những loại máy bay chỉ huy truyền tiếp thông tin trên không hoặc tham mưu kế hoạch tác chiến, chiến thuật và vũ khí trên không nhằm phản ứng nhanh nhất với mọi điều kiện chiến trường. Nguồn ảnh: BI.

Chiếc EC-130H vừa được Không quân Mỹ cho về hưu được xem là một trong những chiếc la bàn bay kèm tác chiến điện tử dày kinh nghiệm nhất của lực lượng này khi nó có 37 năm phục vụ. Nguồn ảnh: BI.

Đây cũng là chiếc máy bay chỉ huy trên không từng tham gia các chiến dịch quân sự nổi tiếng của Mỹ như Bão Táp Sa Mạc, Iraq Tự Do hay Giải pháp Tiên quyết. Nguồn ảnh: BI.

Theo sổ bay của chiếc la bàn trên không này, nó đã phục vụ tổng cộng 29.000 giờ bay trên khắp thế giới kể từ khi được nhập biên tới nay. Nguồn ảnh: BI.

Trong số đó có tới 11.000 giờ bay là trực tiếp tham chiến trên chiến trường, số giờ bay còn lại là thời gian di chuyển giữa các căn cứ trong và ngoài nước, bay huấn luyện, bay tập trận,... Nguồn ảnh: BI.

EC-130H được cải biên từ phiên bản vận tải cơ C-130 của Không quân Mỹ. Đây là loại máy bay vẫn sử dụng động cơ cánh quạt nhưng được trang bị hệ thống điện tử và thông tin liên lạc cực kỳ tối tân. Nguồn ảnh: BI.

Sau khi trang bị hệ thống điện tử thông tin liên lạc, giá trị của một chiếc máy bay tác chiến điện tử EC-130H lên tới 165 triệu USD và Không quân Mỹ chỉ có 14 chiếc máy bay loại này. Nguồn ảnh: BI.

Bên cạnh các máy bay EA-18 Growler và F-16J; EC-130H được coi là một trong bộ ba tác chiến điện tử quan trọng nhất của không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Các nhiệm vụ thường được EC-130H thực hiện bao gồm gây nhiễu thông tin liên lạc đối phương, hoạt động như radar bay, chuyển tiếp thông tin, chỉ huy và ra lệnh hiệp đồng cho không quân,... Nguồn ảnh: BI.

Loại máy bay này cần phi hành đoàn 13 người, trong đó 4 người sẽ làm nhiệm vụ điều khiển máy bay, 9 thành viên còn lại sẽ thực hiện nhiệm vụ cảnh bảo sớm, tác chiến điện tử. Nguồn ảnh: BI.

Tới thời điểm hiện tại, C-130 vẫn là loại máy bay vận tải được sử dụng rất nhiều bởi quân đội Mỹ dù nó đã ra đời từ cách đây hơn 60 năm. Nguồn ảnh: BI.

Các phiên bản mới nhất của C-130 bao gồm phiên bản C-130H cũng chỉ có giá sản xuất khoảng 30,1 triệu USD - nghĩa là chỉ bằng một phần tư so với phiên bản EC-130H sau khi được nâng cấp. Nguồn ảnh: BI.

Tính tới năm 2017, tổng cộng Mỹ đã sản xuất được gần 2700 máy bay vận tải C-130 và loại máy bay này phục vụ trong biên chế hàng chục quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng từng có trong tay loại máy bay này khi ta thu được làm chiến lợi phẩm sau Chiến tranh chống Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Vận tải cơ C-130 làm nhiệm vụ... chữa cháy rừng.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/la-ban-bay-ec-130h-dau-tien-cua-khong-quan-my-duoc-cho-ve-huu-sau-37-nam-1341269.html