Lạ lùng cua tí hon có khuôn mặt ngơ ngác, dân tình phát 'sốt'

Đại dương tràn ngập các sinh vật đáng sợ như bước ra từ phim khoa học viễn tưởng, nhưng thỉnh thoảng các chuyên gia cũng bắt gặp thứ gì đó cực dễ thương, chú cua tí hon dưới đây là một điển hình.

Cơ quan Thủy sản NOAA Fisheries, thuộc Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, đã chia sẻ video về một chú cua con nhỏ xíu. Cơ thể nó phủ đầy gai, khuôn mặt ngơ ngác, nằm trong lòng bàn tay nhà khoa học. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Cơ quan Thủy sản NOAA Fisheries, thuộc Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, đã chia sẻ video về một chú cua con nhỏ xíu. Cơ thể nó phủ đầy gai, khuôn mặt ngơ ngác, nằm trong lòng bàn tay nhà khoa học. Ảnh: @NOAA Fisheries.

"Đây là loài cua dễ thương nhất, nhọn nhất và nhỏ nhất trên thế giới!”, Cơ quan NOAA Fisheries cho biết trong phần chú thích video, được đăng tải trên mạng xã hội X. Ảnh: @NOAA Fisheries.

"Đây là loài cua dễ thương nhất, nhọn nhất và nhỏ nhất trên thế giới!”, Cơ quan NOAA Fisheries cho biết trong phần chú thích video, được đăng tải trên mạng xã hội X. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Loài giáp xác tí hon này đã chiếm được cảm tình của cộng đồng mạng nhờ vẻ mặt ngơ ngác. Đoạn clip đã thu hút khoảng 9,1 triệu lượt xem trên X, và được đăng lại hơn 10.000 lần. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Loài giáp xác tí hon này đã chiếm được cảm tình của cộng đồng mạng nhờ vẻ mặt ngơ ngác. Đoạn clip đã thu hút khoảng 9,1 triệu lượt xem trên X, và được đăng lại hơn 10.000 lần. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Thực tế, sinh vật nhỏ bé này là một con cua con thuộc loài Neolithodes agassizii còn rất non, nó cũng thuộc một chủng loại của cua hoàng đế. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Thực tế, sinh vật nhỏ bé này là một con cua con thuộc loài Neolithodes agassizii còn rất non, nó cũng thuộc một chủng loại của cua hoàng đế. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Như có thể thấy trong video, con cua này có lớp vỏ mai cứng cáp, nhiều gai đặc trưng giống cua hoàng đế, đặc điểm này giúp nó tránh bị các sinh vật biển sâu khác săn bắt. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Như có thể thấy trong video, con cua này có lớp vỏ mai cứng cáp, nhiều gai đặc trưng giống cua hoàng đế, đặc điểm này giúp nó tránh bị các sinh vật biển sâu khác săn bắt. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Sinh vật này thường sống ở độ sâu từ 200 đến 1.900 mét dưới biển. Nó sẽ phát triển tới 12 cm từ đầu đến thân sau khi trưởng thành (chưa tính chân). Ảnh: @Google.

Sinh vật này thường sống ở độ sâu từ 200 đến 1.900 mét dưới biển. Nó sẽ phát triển tới 12 cm từ đầu đến thân sau khi trưởng thành (chưa tính chân). Ảnh: @Google.

Vì vậy, con cua dễ thương trong video này vẫn còn rất nhỏ, chỉ rộng bằng một ngón tay. Rõ ràng, nó vẫn cần phải phát triển “mái tóc gai” kỳ lạ của mình nhiều hơn thế nữa. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Vì vậy, con cua dễ thương trong video này vẫn còn rất nhỏ, chỉ rộng bằng một ngón tay. Rõ ràng, nó vẫn cần phải phát triển “mái tóc gai” kỳ lạ của mình nhiều hơn thế nữa. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Con cua non ngơ ngác này được phát hiện trong một đợt thu thập các mẫu san hô ở vùng biển sâu để nuôi, và nhân giống trong phòng thí nghiệm ngay tại Vịnh Mexico”, Cơ quan Thủy sản NOAA Fisheries giải thích trên X. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Con cua non ngơ ngác này được phát hiện trong một đợt thu thập các mẫu san hô ở vùng biển sâu để nuôi, và nhân giống trong phòng thí nghiệm ngay tại Vịnh Mexico”, Cơ quan Thủy sản NOAA Fisheries giải thích trên X. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Con cua nhỏ gai góc, gương mặt ngơ ngác này được đưa lên chiếc thuyền nghiên cứu, qua túi nhựa màu đen kéo lên từ dưới biển. Nhiều người ví gương mặt ngơ ngác của nó giống với Pepe the King Prawn, một nhân vật Muppets được người hâm mộ yêu thích trên TikTok. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Con cua nhỏ gai góc, gương mặt ngơ ngác này được đưa lên chiếc thuyền nghiên cứu, qua túi nhựa màu đen kéo lên từ dưới biển. Nhiều người ví gương mặt ngơ ngác của nó giống với Pepe the King Prawn, một nhân vật Muppets được người hâm mộ yêu thích trên TikTok. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Mời quý độc giả xem thêm video: Một con cua non khuôn mặt ngơ ngác, diện mạo gai góc trở thành hiện tượng mạng. Nguồn video: @NPR.

Thiên Đăng (Theo Sciencealert/Newsweek)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/la-lung-cua-ti-hon-co-khuon-mat-ngo-ngac-dan-tinh-phat-sot-2078763.html