Lạc lối trong sắc hoa dã quỳ ở nơi phong cảnh đẹp nhất Việt Nam

Dù chỉ là một trong nhiều khu vực mà hoa dã quỳ nở rộ ở Việt Nam, mùa hoa dã quỳ ở Tây Bắc có sắc thái riêng mà không nơi nào có được.

Đầu tháng 11 hàng năm là thời điểm hoa dã quỳ bung nở trên khắp các nẻo đường Tây Bắc. Hình chụp tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Đầu tháng 11 hàng năm là thời điểm hoa dã quỳ bung nở trên khắp các nẻo đường Tây Bắc. Hình chụp tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Dù chỉ là một trong nhiều khu vực mà hoa dã quỳ nở rộ ở Việt Nam, mùa hoa dã quỳ ở Tây Bắc có sắc thái riêng mà không nơi nào có được.

Dù chỉ là một trong nhiều khu vực mà hoa dã quỳ nở rộ ở Việt Nam, mùa hoa dã quỳ ở Tây Bắc có sắc thái riêng mà không nơi nào có được.

Bởi đây là mảnh đất nguyên sơ và hùng vĩ bậc nhất mảnh đất hình chữ S, nơi rất nhiều người con nước Việt muốn được ghé thăm ít nhất một lần trong đời.

Bởi đây là mảnh đất nguyên sơ và hùng vĩ bậc nhất mảnh đất hình chữ S, nơi rất nhiều người con nước Việt muốn được ghé thăm ít nhất một lần trong đời.

Chiêm ngưỡng sắc hoa vàng bừng nở trên cung đường thô mộc, giữa khung cảnh núi non trùng điệp là trải nghiệm khó quên đối với bất cứ ai có dịp ghé thăm Tây Bắc.

Chiêm ngưỡng sắc hoa vàng bừng nở trên cung đường thô mộc, giữa khung cảnh núi non trùng điệp là trải nghiệm khó quên đối với bất cứ ai có dịp ghé thăm Tây Bắc.

Không thể không dừng chân để cảm nhận vẻ đẹp của loài hoa có sức sống bền bỉ, kiêu hãnh vươn lên giữa vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt bậc nhất mảnh đất hình chữ S.

Không thể không dừng chân để cảm nhận vẻ đẹp của loài hoa có sức sống bền bỉ, kiêu hãnh vươn lên giữa vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt bậc nhất mảnh đất hình chữ S.

Dã quỳ còn được biết đến với các tên gọi khác như cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, là loài thực vật trong họ Cúc phân bố rộng khắp các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới của thế giới.

Dã quỳ còn được biết đến với các tên gọi khác như cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, là loài thực vật trong họ Cúc phân bố rộng khắp các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới của thế giới.

Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào cuối thu đầu đông. Hoa dã quỳ thường nở rộ khi những cơn mưa dai dẳng đã kết thúc, nên được coi như một loài hoa báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô.

Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào cuối thu đầu đông. Hoa dã quỳ thường nở rộ khi những cơn mưa dai dẳng đã kết thúc, nên được coi như một loài hoa báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô.

Hoa dã quỳ tuy có kích thước không lớn nhưng do cây mọc thành bụi dày đặc và đơm hoa với mật độ cao, nên khi bung nở tạo nên một thảm vàng rực rỡ bao phủ cả một vùng rộng lớn.

Hoa dã quỳ tuy có kích thước không lớn nhưng do cây mọc thành bụi dày đặc và đơm hoa với mật độ cao, nên khi bung nở tạo nên một thảm vàng rực rỡ bao phủ cả một vùng rộng lớn.

Là một loài cây dại nhưng dã quỳ có nhiều công dụng thiết thực với đời sống con người. Thân cây được thu hoạch để làm phân xanh cho các khu vườn. Hoa đẹp và lâu tàn, có thể dùng để cắm và trang trí. Lá cây được sử dụng trong một bài thuốc dân gian để chữa bệnh ghẻ.

Là một loài cây dại nhưng dã quỳ có nhiều công dụng thiết thực với đời sống con người. Thân cây được thu hoạch để làm phân xanh cho các khu vườn. Hoa đẹp và lâu tàn, có thể dùng để cắm và trang trí. Lá cây được sử dụng trong một bài thuốc dân gian để chữa bệnh ghẻ.

Hai công trình quan trọng của thành phố Đà Lạt là sân bay Liên Khương và Quảng trường Lâm Viên đều được thiết kế dựa trên hình tượng hoa dã quỳ. Hàng năm, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội Hoa dã quỳ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya, nơi hoa dã quỳ nở rất nhiều...

Hai công trình quan trọng của thành phố Đà Lạt là sân bay Liên Khương và Quảng trường Lâm Viên đều được thiết kế dựa trên hình tượng hoa dã quỳ. Hàng năm, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội Hoa dã quỳ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya, nơi hoa dã quỳ nở rất nhiều...

Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/lac-loi-trong-sac-hoa-da-quy-o-noi-phong-canh-dep-nhat-viet-nam-1918052.html