Lâm Đồng: vắc xin là nguyên nhân khiến hàng loạt bò sữa chết

Ngày 10/9, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã cung cấp thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy và bò sữa chết hàng loạt tại địa phương là do tiêm vắc xin Navet-LpVac của Công ty cổ phần thuốc Thú y Trung ương Navetco (Công ty Navetco).

Vắc xin Navet-LpVac của Công ty Navetco được xác định là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy gây chết hàng loạt ở bò sữa sau khi tiêm.

Vắc xin Navet-LpVac của Công ty Navetco được xác định là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy gây chết hàng loạt ở bò sữa sau khi tiêm.

Theo các văn bản của Cục Thú y: số 1850/TY-DT ngày 12/08/2024 và số 1925/TY-DT ngày 22/8/2024 về việc nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, kết luận:Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa của tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus tauri (BVDV type 2) sau khi tiêm vắc xin Navet-LpVac của Công ty Navetco. Trong vắc xin Navet-LpVac của Công ty Navetco có BVDV type 2; kết quả giả trình tự gen của BVDV type 2 có trong mẫu bệnh phẩm và mẫu vắc xin Navet-LpVac có độ tương đồng 100% về nucleotide.

Như vậy, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy và gây chết hàng loạt ở bò sữa tại các địa phương của tỉnh Lâm Đồng là do tiêm vắc xin Navet-LpVac của Công ty Navetco.

Sau khi có kết luận của Cục thú y, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các buổi làm việc làm việc với Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco để xác định trách nhiệm trong cung ứng vắc xin viêm da nổi cục Navet- LpVac của Công ty Navetco gây ảnh hưởng đến việc đàn bò phát bệnh tiêu chảy tại tỉnh Lâm Đồng.

Và Lãnh đạo công ty Navetco đã xác nhận sự cố bò phát bệnh tiêu chảy, bò chết trên địa bàn Lâm Đồng là do tiêm vắc xin Navet-LpVac của Công ty Navetco cung cấp. Công ty Navetco cam kết thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người chăn nuôi.

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kiểm tra thực tế tình hình bệnh tiêu chảy ở bò sữa.

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kiểm tra thực tế tình hình bệnh tiêu chảy ở bò sữa.

Trước đó, như Báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin. Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện kế hoạch tiêm phòng phòng chống bệnh động vật tỉnh Lâm Đồng năm 2024. Các địa phương trong tỉnh đã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, trong đó vắc xin viêm da nổi cục Navet-LpVac của Công ty Navetco được tiêm trên đàn bò sữa bắt đầu từ ngày 07/7/2024 đến ngày 02/8/2024 tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Cát Tiên và TP Bảo Lộc với 9.126 con bò sữa được tiêm.

Sau khi tiêm phòng 7-10 ngày, bò xuất hiện các triệu chứng bỏ ăn, sốt, tiêu chảy và một số con bị chết. Bệnh xuất hiện đầu tiên trên đàn bò tại huyện Đơn Dương (từ ngày 26/7/2024) và sau đó tại các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và TP Bảo Lộc.

Cho đến nay, lũy kế đến 16 giờ ngày 09/9/2024, có 6.331 con bị bệnh thuộc 5 huyện, thành phố (Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh và TP Bảo Lộc); 470 con bị chết; 5.619 con hồi phục. Hiện còn 242 con mắc bệnh đang được theo dõi, điều trị.

Bò sữa là sinh kế chính của rất nhiều hộ nông dân chăn nuôi, khi bò bò sữa chết gây thiệt hại rất lớn cho bà con về mặt kinh tế.

Bò sữa là sinh kế chính của rất nhiều hộ nông dân chăn nuôi, khi bò bò sữa chết gây thiệt hại rất lớn cho bà con về mặt kinh tế.

Hiện nay, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh trên đàn bò; duy trì huy động lực lượng làm công tác thú y trực tiếp hỗ trợ người dân điều trị bò bị bệnh, theo dõi tình trạng đàn bò, tăng cường chăm sóc bò phục hồi. Không để phát sinh thêm và lây lan bệnh. Huy động, hỗ trợ vật tư, thuốc thú y để điều trị bò bị bệnh, đảm bảo không để thiếu vật tư, thuốc trong quá trình điều trị bệnh.

Bên cạnh đó là phối hợp với Công ty Navetco hoàn tất việc thu thập, thống kê, xác nhận danh sách, thông tin các cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại để làm cơ sở xây dựng phương án bồi thường thiệt hại và tổ chức họp, thỏa thuận phương án với toàn bộ cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại tại địa phương tại tỉnh Lâm Đồng.

Phương Đông

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/lam-dong-vac-xin-la-nguyen-nhan-khien-hang-loat-bo-sua-chet.html