Làm táo mèo ngâm đúng cách đạt hiệu quả cao nhất cho cả nhà khỏe
Dưới đây là cách làm táo mèo ngâm đúng cách đạt hiệu quả cao nhất cho cả nhà khỏe mạnh.
Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tì, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu.
Hướng dẫn cách làm giấm táo mèo đúng cách đạt hiệu quả cao nhất
Bạn chỉ cần dùng 1kg táo mèo, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, dùng vải màn bịt kín miệng lọ. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại.
Người ta hay sử dụng giấm táo mèo kết hợp với mật ong để chữa một số bệnh như:
Trị đau họng: Bạn súc họng 1 lần/giờ bằng cốc nước có pha một thìa giấm táo và mật ong.
Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Mỗi ngày, vào bữa ăn, bạn uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).
Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Bạn chuẩn bị một bình nước pha sẵn ba thìa nhỏ giấm táo và một ít mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi ngủ, bạn uống hai thìa nhỏ. Thông thường chỉ sau nửa giờ là bạn đã chìm vào giấc ngủ. Nếu sau một giờ, bạn vẫn thức, bạn có thể uống tiếp hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp hai thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng lâu dài.
Điều hòa huyết áp: Dùng 200ml nước pha với 3 thìa giấm táo mèo và 2 thìa mật ong. Hàng ngày uống 4 lần trước hoặc sau bữa ăn.
Cách chọn táo mèo
Táo mèo chọn không cần cầu kì, cứ quả nào không bị dập, ủng hoặc thối là sử dụng được. Tất nhiên quả to thì đẹp hơn, và quả chín thì thơm hơn, kể cả táo mèo xanh cuối cùng cũng bị thành...nước Siro mà thôi.